Sáng ngày 29 tháng 10, phái đoàn Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam do Đạo trưởng Nguyễn Tử Kính dẫn đầu đã thăm chính thức Trung Quốc.
Tiếp đoàn, về phía Trung Quốc có ngài Trương Kim Đào Ủy viên Quốc vụ viện, ủy viên ủy ban quốc gia hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, Phó chủ tịch Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Đạo giáo Long Hổ Sơn, Trụ trì Từ Hán Thiên sư Phủ. Ngài Tăng Quảng Lượng, Phó chủ tịch Hiệp Hội Đạo giáo Long Hổ Sơn, Phó Trụ trì Từ Hán Thiên Sư Phủ cùng các Đại biểu Thiên Sư Phủ.
“Hội kiến với Ngài Tăng Quảng Lượng, Phó chủ tịch Hiệp hội Đạo giáo Long Hổ Sơn, Phó Trụ Trì Từ Hán Thiên Sư Phủ”
Tại buổi làm việc. Hai bên đã trao đổi những nội dung liên quan đến Đạo giáo Việt Nam. Hai bên nhất trí cùng quan điểm sẽ phát triển đạo giáo ở Việt Nam lên tầm cao mới. Đạo trưởng Trương Kim đào nhất trí cùng quan điểm mở rộng giao lưu hợp tác toàn diện về trao đổi văn hóa, nghiên cứu Đạo giáo tại Việt Nam cũng như hợp tác đào tạo cho phía Việt Nam những Đạo sĩ có chất lượng góp phần phát triển đạo giáo thế giới nói chung.
“Hội kiến ngài Trương Kim Đào, Phó chủ tịch Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Đạo giáo Long Hổ Sơn, Trụ trì Từ Hán Thiên Sư Phủ”
Nhân dịp chuyến thăm này, thay mặt Hiệp Hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam. Đạo trưởng Nguyễn Tử Kính đã nêu lên một số vấn đề quan trọng trong nội dung hợp tác giữa Đạo giáo Việt Nam và Đạo giáoTrung Quốc với một số nội dung như
Thứ nhất, Sự cần thiết trong việc giao lưu, hợp tác văn hoá Đạo giáo giữa Việt Nam và Trung Quốc góp phần vào sự phát triển chung của Đạo giáo thế giới. Kể từ sau triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1789) đến nay đã hơn 200 năm. Hoạt động của Đạo giáo tại Việt Nam gần như vắng bóng. Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam hiện nay đang trên con đường hoàn thiện về tổ chức Hiệp hội. Do đó, nguồn nhân lực là các Đạo sĩ còn rất yếu và thiếu, đặc biệt là tính chính thống còn nhiều nhiều hạn chế. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hoạt động Đạo giáo ở Việt Nam chưa phát triển, chưa có điều kiện hoà nhập với cộng đồng Đạo giáo thế giới nói chung, trong đó có Đạo giáo Trung Quốc.
Trước tình hình đó, sự cần thiết có sự giao lưu, hợp tác, từ phía Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc, Hiệp Hội Đạo giáo Long Hổ Sơn và Từ Hán Thiên Sư Phủ trong việc trao đổi, phát triển những giá trị về mặt Kinh điển học thuật, văn hoá Đạo giáo, đào tạo nguồn nhân lực Đạo sĩ góp phần cho sự phát triển chung của Đạo giáo Việt Nam và thế giới. Theo đó, định kỳ hoặc thường xuyên thông qua trao đổi đoàn, phía Hiệp Hội Nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam trực tiếp cử Đạo sĩ tới Học Viện Đạo giáo Long Hổ Sơn, Từ Hán Thiên Sư Phủ,… để nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực Đạo sĩ Đạo giáo cho Việt Nam.
Thứ 2, Mở rộng giao lưu, hợp tác với cộng đồng Đạo giáo Quốc tế
Nhận thức tầm quan trọng trong việc mở rộng giao lưu, hợp tác đối với cộng đồng Đạo giáo trên thế giới. Đạo giáo Việt Nam mong muốn không ngừng mở rộng, và vị thế quốc tế của Đạo giáo Việt Nam ngày càng trở nên nổi bật, điều này chứng minh đầy đủ giá trị của Đạo giáo trong cộng đồng quốc tế ngày nay…Giá trị văn hóa và lịch sử nổi bật của Đạo giáo không chỉ nên được giải thích thông qua cộng đồng Đạo giáo, mà còn đòi hỏi sự tham gia và hiểu biết chung về các chủ đề khách quan hơn. Trong những thời điểm năng động này, hai bên hông ngừng khuyến khích sự truyền bá văn hóa Đạo giáo ra nước ngoài tích cực tham gia vào nó. Đồng thời, các hiệp hội Đạo giáo các cấp cũng cần hỗ trợ, giúp đỡ để văn hóa Đạo giáo có thể mang đến một góc nhìn phương Đông mới cho thế giới trong thời đại mới”.
Thứ 3, Hướng dẫn thường xuyên công tác truyền độ, thụ lục, truyền giới hàng năm và việc truyền bá văn hoá Đạo giáo tới Việt Nam.
Ở nội dung này hai bên thống nhất một số quan điểm mang tính nguyên tắc như: Đối với những quốc gia khi mà Đạo giáo chưa thực sự được truyền bá đến, hoặc các Hiệp Hội Đạo giáo ở các quốc gia còn non trẻ. Hiệp Hội Đạo giáo Trung Quốc cần thiết có những chính sách ưu tiên đặc thù, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi quốc gia, tạo điều kiện cho các quốc gia sớm ra nhập vào cộng đồng Đạo giáo Quốc tế nói chung, Đạo giáo Trung Quốc nói riêng nhằm mục tiêu làm cho Đạo giáo phát triển vững chắc trên con đường truyền thông toàn cầu.
Tại buổi làm việc hai bên đã trao đổi, thỏa thuận một số vấn đề mang tính nguyên tắc như hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao, trao đổi thông tin đặc biệt. Đồng ý thiết lập cơ quan thường trú đại diện của Việt Nam tại Trung Quốc và Trung Quốc tại Việt Nam.
Hàng năm Việt Nam sẽ cử Đạo sĩ sang Long Hổ Sơn Đạo giáo học viện, Từ Hán Thiên Sư Phủ và các cơ quan trực thuộc để học tập nghiên cứu
Hai bên cũng thống nhất quan điểm phát triển Đạo giáo tại Việt Nam mang tính chính danh, chính thống và chính đạo
“Đạo trưởng Nguyễn Tử Kính trao tặng kỷ vật là Trống Đồng Việt Nam cho Ngài Trương Kim Đào”
“Đạo trưởng Trương Kim Đào trao tặng kỷ vật là Đại Phù Thiên Sư Đạo cho Đạo trưởng Nguyễn Tử Kính”
Trong khuôn khổ chuyến thăm, sáng ngày 30 tháng 10. Đoàn Hiệp Hội nghiên cứu Đạo giao Việt Nam cũng đã đến Học Viện Đạo giáo Long Hổ Sơn cùng trao đổi một số vấn đề liên quan. Tiếp và làm việc có bà Trương Kiện Tiếp Phó viện trưởng Học viện Đạo giáo Long Hổ Sơn, cùng toàn bộ lãnh đạo các khoa, phòng của Học viện.
“Đoàn Đại biểu Đạo giáo Việt Nam làm việc với Phó Viện trưởng Học viện Đạo giáo Long Hổ Sơn”
Tại buổi hội đàm hai bên đã trao đổi những thông tin về lịch sử hình thành Đạo giáo, những kinh điển trước tác của các đời thiên sư. Đồng thời hai bên cũng đã đi đến thống nhất một số nội dung trọng tâm trong quan hệ hợp tác. Cụ thể như:
– Hai bên thiết lập kênh thông tin, trao đổi đoàn một cách chính thống, xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến học thuật Đạo giáo một cách thường xuyên, liên tục.
– Hai bên cùng thống nhất thường xuyên trao đổi tư liệu lịch sử Đạo giáo thông qua các sự kiện thảo luận, hội thảo giữa hai bên và hội thảo Quốc tế mang tầm học thuật về nhiều nội dung như: Kinh điển Đạo giáo, y học Đạo giáo, lịch sử tư tưởng Đạo giáo, nhằm bổ sung hoàn thiện những cứ liệu lịch sử đạo giáo, góp phần phát triển đạo giáo Toàn cầu.
– Phía Học viện Đạo giáo Long Hổ Sơn sẽ hỗ trợ đào tạo Đạo sĩ đạo giáo cho phía Việt Nam theo các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn về các chuyên ngành: Quản lý cung quán, khoa nghi pháp sự, Triết học Đạo giáo, Y học Đạo giáo,v.v…
Kết thúc chuyến thăm Đạo trưởng Nguyễn Tử Kính đã gửi lời mời tới đạo trưởng Trương Kim Đào, Tăng Quảng Lượng sớm sang thăm Việt Nam cũng như tổ chức công tác truyền độ tại Việt Nam