Truyền thuyết kể rằng các vị nữ tiên rất giỏi dệt vải, thường dệt hào quang cho bầu trời mỗi ngày. Trong số các tiên nữ dệt vải ấy có Chức Nữ. Nàng chán ghét cuộc sống khô khan này, liền lén trốn xuống trần gian, nảy sinh tình cảm với 1 nam nhân tên là Ngưu Lang mà đem thân gả cho chàng, sống cuộc sống nam canh nữ dệt. Việc này đã khiến nàng vi phạm thiên điều của Ngọc Đế. Ngọc Đế đã bắt Chức Nữ trở về Thiên Cung, ra lệnh cho Chức Nữ và Ngưu Lang tách nhau ra, chỉ cho phép bọn họ gặp nhau một lần trên cầu Ô Thước vào ngày mùng bảy tháng 7 âm lịch hàng năm.
Ngưu Lang Chức Nữ mỗi ngày nhớ nhung lẫn nhau, chỉ mong gặp mặt nhau vào ngày thất tịch hàng năm, mối tình cảm chân thành này cảm động đến 1 loài chim trên trời chính là Hỉ Thước, cho nên mỗi khi thất tịch, vô số chim Hỉ Tước bay tới, dùng thân thể dựng thành một cây cầu thước vượt qua Thiên Hà, để Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trên Thiên Hà.
Theo “Thái Bình Kinh” ghi lại, cho rằng nếu như con người không có quan hệ hôn nhân, tất nhiên sẽ dẫn đến “âm dương bất giao, xuất tuyệt diệt vô thế nhân” nghĩa là nếu không có âm dương giao cấu, sẽ không thể hình thành nên giống loài, “Thái bình kinh” cho rằng hôn nhân là thường luân của con người, là âm dương có thể hòa hợp, khi âm dương hoà hợp xã hội có thể tiếp tục, nhân luân mới phát triển được.
“Vân Cấp thất thiêm” có nói “Âm dương bất giao, vạn vật không thành. ” Đến loài côn trùng, thảo mộc cũng đều có phân âm dương, âm dương giao cấu mà có sự hài hoà của vũ trụ huống chi là con người. Nếu âm dương bất giao chính là trái với quy luật mang tính tự nhiên.
Còn Dược Vương Đạo giáo Tôn Tư Ấp thì chỉ ra: “Nam không thể không có nữ, nữ không thể không có nam. Không nữ không giao cấu thì ý động, ý động thì thần lao, thần lao thì tổn thất thọ”, từ y học càng giải thích rõ tầm quan trọng của hôn nhân, cho rằng không kết hôn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, không có lợi cho việc dưỡng sinh.
Ngoài ra, trong “Dịch Kinh” có nói đó là: “Trời đất ban đầu mờ nhạt, tất cả mọi thứ hóa thuần túy; Nam nữ hoàn thiện, vạn vật hóa sinh. ”
Tóm lại, để hình thành nhân luân, đạo đức xã hội, duy trì giống nòi, cân bằng trạng thái âm dương của vũ trụ, hình thành sự hài hoà của xã hội. Phàm là người, làm người được sinh ra, bắt buộc phải hình thành quan hệ hôn nhân, có quan hệ hôn nhân thì hình thành nên quan hệ gia đình, có đạo đức, là mối hình thành nên sự phát triển của xã hội, nhân loại nói chung.
Bởi vậy, trong Đạo giáo lại có thần minh chuyên môn quản lý nhân duyên nam nữ thế gian, đó chính là Nguyệt Lão Tiên Sư vì nam nữ trên thế gian mà luôn luôn làm nhiệm vụ kết dây tơ hồng nên mối nhân duyên, hình thành quan hệ hôn nhân đẹp đẽ của loài người.
Vào ngày thất tịch này, thành tâm cầu bái nguyệt lão tiên sư, là có thể được thần minh gia trì, nhân duyên ngàn dặm mà rút ngắn hanh thông.