Thứ bảy, 21/12/12,2024 17:17 UTC +7
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ   Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
TAOISM RESEARCH ASSOCIATION OF VIETNAM
Quay lại trang chủ

ĐẠO MÔN QUAN HỆ SƯ – ĐỒ

Thánh hiền có câu “Nht nht vi sư, chung sinh vi ph 一日爲師,終生爲父”, nghĩa là:  “mt ngày làm thy, c đời làm cha”. Lại nói, “Nht t vi sư, bán t vi sư 一自爲師,半自爲師”, nghĩa là: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”

            Đạo làm thầy xưa nay, có 3 loại:

– Thượng sư truyền đồ lấy Đạo (上師傳徒以道). Nghĩa là bậc thượng sư nhận lấy học trò mà truyền Đạo, giữ Đạo.

– Trung sư thụ đồ lấy nghệ (中師授徒以藝). Nghĩa là, bậc trung sư nhận học trò để truyền cho nghề nghiệp.

– Hạ sư lấy danh lợi tương hòa, lấy rượu thịt tương duyệt (下師以名利相與, 以酒肉相悅). Nghĩa là, bậc hạ sư đối với học trò chỉ là mối quan hệ lợi ích, rượu thịt mà thôi.

Đạo làm trò, xưa nay cũng có 3 loại:

– Thượng đồ tôn kỳ sư, trọng kỳ đạo, lấy lời dạy của thầy mà dăn mình (dĩ sư ngôn vi khuê nghiệt – 以師言爲圭臬), lấy hành vi của thầy mà xem xét hành vi của mình (dĩ sư hành vi minh giám – 以師行爲明鑑), nghiêm khắc với bản thân, thường xuyên tu tập rèn luyện cả thể lực và tinh thần. [上徒尊其,重其道, 以師言爲圭臬, 以師行爲明鑑, 嚴以律己, 歷練身心].

– Trung đồ hoặc tin hoặc nghi ngờ (nửa tinửa ngờ), hoặc siêng năng tu tập hoặc lười biếng ỉ lại, cuối cùng khó có được chân truyền. [中徒或信或, 或勤於修習或怠惰好逸, 終究難得真傳 – Trung đồ hoặc tín hoặc nghi, hoặc cần vu tu tập hoặc đãi nọa hảo dật, chung cứu nan đắc chân truyền].

– Hạ đồ lấy sư phụ làm chỗ dựa vững chắc, làm ô che, cần mẫn bám vào, trong công việc, cũng như học tập bảo sao làm vậy [下徒以師爲靠山, 爲蓋, 勤於攀附, 在索取與供奉中各取所需 – Hạ đồ dĩ sư vi kháo sơn, vi cái tán, cần vu phàn phụ, tại tác thủ dữ cung phụng trung các thủ sở nhu].

Xưa nay, trong mối quan hệ sư – đồ, thường thì có hai trường hợp. Một là thầy nhận trò, hai là trò nhận bái thầy. Tuy vậy, mối quan hệ thầy trò vẫn chỉ có một bản chất: “Sư truyền, đồ thụ”, nghĩa là thầy dạy, trò học. Trong mối quan hệ truyền dạy, trên phương diện của người thầy, thầy là người dẫn dắt, việc tu học bởi trò  “sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân – 師父領進門,修行在個人”. Sư phụ là người đưa đò qua sông, chỉ có thể đường cho đi. Có thể đi tiếp hay không, có thể đi được bao xa, đi được bao lâu,…tất cả đều chính ở bản thân học trò (đệ tử). Trong quá trình hành nhân, tu học sư phụ giống như chiếc nạng để học trò nương cậy, như ngọn đèn sáng soi giúp đường đi, như người bạn đồng hành trên con đường tu học.

Có nhân duyên trở thành thầy trò cũng bởi do có duyên, có phận. Ngày nay, nhân thế vội vã, lòng người trắc trở. Nếu may mắn gặp được Minh sư cũng chính là điều hạnh nguyện trời ban; nhược bằng gặp được hẳn “thánh giả vi sư – bậc thầy thánh nhân” cũng chính là vạn thế chi duyên, vạn thế chi hạnh.

Nếu như gặp được minh sư, thánh sư cũng được như toại nguyện một kiếp làm trò, không nên phụ lòng, ngày thêm cố gắng, siêng năng học tập. Luôn luôn cậy nhờ ngọn đèn dẫn đường trong chốn thế nhân trắc trở, biển khổ mênh môn kia. Nếu như chưa may mắn có được minh sư, cũng không màng khó khăn mà luôn tự tìm kiếm, đừng nên bỏ lỡ, biết đâu vị minh sư ngay bên cạnh mình.

Người xưa quan niệm Thiên – Địa – Quân – Thân – Sư [天 – 地 – 君 – 親 – 師], là những sự linh thiêng, luôn được nhân dân thờ kính. Thiên – Địa tạo hoá vạn vật; Quân (vua) thay trời mà trị dân; Thân (1. cha mẹ, 2. ruột thịt, 3. thân cận, gần gũi, 4. dâu, 5. Phu thê) là nhân luân tối cao, chí thượng; Thầy là người có công giáo hoá, truyền dạy những điều chân lý.

Long môn luật tông Vương Thường Nguyệt Tổ Sư trong “Long Môn Tâm Pháp” quyển trung viết: “Đạo tại kinh trung, u thâm vi diệu, phi sư bất năng đắc kì lí” (Đạo ở trong kinh, sâu thẳm vi diệu, phi sư không thể đắc lý). Sư giả như phụ (Thầy như cha), trường dưỡng tuệ mệnh, cho nên đệ tử Đạo giáo nên cung kính đối đãi sư phụ, kính sư, sợ sư, không trái với sư giáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *