Thứ bảy, 21/12/12,2024 17:03 UTC +7
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ   Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
TAOISM RESEARCH ASSOCIATION OF VIETNAM
Quay lại trang chủ

CHÂN TRUYỀN ĐAN ĐẠO TIỂU CHU THIÊN CÔNG

CHÂN TRUYỀN ĐAN ĐẠO TIỂU CHU THIÊN CÔNG
真傳丹道小周天功
Tiêu Thiên Nghĩa Lão tiên sinh
Nội gia “Hồn Nguyên Môn” là nhất đại tông sư do Tiêu Thiên Nghĩa lão tiên sanh truyền lại cho đời sau chánh tông nội đan công, chính là trúc cơ pháp môn, kế thừa theo đường lối của Chung Lữ. Mong rằng đại đạo công pháp, dễ học dễ luyện.

Nếu tu tập chính xác sau hơn 10 ngày, có thể  “nhập tĩnh”, sản sanh nguyên dương chân khí, luyện công sau 100 ngày, có thể đả thông “tiểu chu thiên”, khoảng hơn 300 ngày, chân khí tụ hội ngưng kết thành “nội đan”, hình như viên đạn, màu như quả chu quất, giữ lâu ở hạ đan điền.

Đến đó, có thể được phản lão hoàn đồng, được hiệu nghiệm diên niên ích thọ.

Công pháp tại mỗi ngày vào giờ Tý (sau 23g00 đến 1g00 đêm) và giờ Mão (từ 5g00 đến 7g00 sáng) (nếu như không đủ điều kiện như thế, thì sáng tối luyện công cũng được ).

Chọn ở 1 nơi an tĩnh , ngồi xếp bằng (song bàn tất  hoặc đơn bàn tất) , đầu ngay thân thẳng, hai mắt khép hờ, lưỡi chạm nướu trên, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay xếp lại trước bụng hoặc đặt trên hai đầu gối cũng được.

Sau khi ổn định tư thế, hai mắt nhìn vào hạ đan điền (khoảng dưới rốn  một thốn ba phân), bỏ hết tất cả tư lự, dục vọng, tạp niệm, dùng cách thở bụng thuận tự nhiên, dùng mũi hít vào, cần yếu là phải sâu, chậm rãi, đều, nhỏ nhẹ, không được ráng sức mà  làm, điều chỉnh thuận theo tự nhiên.

Lấy ý cùng theo hơi hít vào đưa vào trong hạ đan điền, cùng giữ với tiên thiên, tiềm phục đến hạ đan điền thì nguyên dương chân khí tương tiếp tương hợp, hoà đều thành một thể.

Hít hơi vào rồi, khéo dừng đóng lại, không dùng ý lực; tự nhiên hơi thở sẽ theo mũi nhẹ nhẹ thở ra (lấy tai “không nghe tiếng hơi thở” làm chuẩn), lúc thở ra như vậy ý niệm phải chẳng rời hạ đan điền.

Như vậy một  hấp một hô là một tức, tức tức theo nhau về gốc, lần lượt tập luyện. Lúc bắt đầu có thể trước luyện mỗi lần khoảng hơn mười phút thì dừng, về sau tùy công lực tiến triển, dần dần tập luyện kéo dài thời gian hơn.

Yếu lĩnh của công pháp ở chỗ trong khi rèn luyện, nương nhờ vào ý, tức là bậc cao hiệp điều thống nhất, ngay đó hình dung như là một sợi tơơ nối tiếp không dứt để hơi thở hoàn toàn quân bình, thân tâm bước vào trạng thái hoàn toàn buông lỏng vắng lặng, hốt nhiên cảm thấy được một chuyển động ở hạ đan điền, theo đó lại có động lại dần dần ấm nóng, phảng phất  có những biểu hiện như có một  vật từ trong siêu nhiên xuất hiện, thân tâm trong ngoài có một khối khí hòa hợp ấm áp hiển bày hư vô hoảng hốt khí tượng.

Tình huống như thế, chính là tiên thiên nguyên dương chân khí sản sanh, thuật ngữ cổ khí công gọi là “đạo tự hư vô sanh nhất khí ”.

Lúc đó, cần luyện công tu giữ gìn tâm thần, tâm không buông lung chuyền níu, cũng chẳng bám chấp. Cụ thể mà nói chỉ là yếu tố : đến thì chẳng sanh lòng vui mừng, cũng không nghi ngờ kinh sợ, phải phân biệt được đến chỗ tận cùng vi tế. Tóm lại chỉ phải giữ gìn một trạng thái ta và vật đều quên.

Chẳng kể trong công phu có cảnh giới huyền diệu ra sao cũng đều lấy tâm bình thường mà đối đãi, trước sau đều như thế, không có một chút mong cầu đến các điều tốt đẹp. Có thể nói đây chính là một quá trình rèn luyện tâm tính.

Luyện công cần yếu phải không ngừng bỏ đi tâm bám chấp các việc đã qua, ngàn vạn chẳng mong cầu thành công sớm.

Phải biết công việc tu tập tĩnh công nếu có phân nửa miễn cường cũng không được, quá mong chỉ làm tâm phiền khí táo, quá mong thì chẳng thể dễ dàng thu được công hiệu.

Nói rằng “muốn nhanh thì chẳng thành”, thật đúng lý này vậy.

Luyện công chẳng dừng, cảnh giới nhập tĩnh ngày càng dần dần ổn định, trong hạ đan điền luôn có cảm giác ấm nóng, tỏa ra thong thả trọn đầy càng nhiều thêm ra, lúc đó hình thần hợp nhất, phảng phất toàn thân cùng hòa nhập vào trong hư không.

Vẫn giữ gìn được tâm tính chẳng động theo các vọng duyên, ý niệm được như gương sáng, như nước đứng, rặc ròng thanh tịnh, như nhập vào chốn thăm thẳm mờ mịt bao la mênh mông, người tập cảm nhận có  khí động ở hạ đan điền, sau đó cảm thấy có một luồng chân khí từ hạ đan điền bắt đầu  phát ra tuôn chảy tuần hoàn, trước đến Hội Âm, qua Vĩ Lư, theo Đốc mạch chạy lên, qua Giáp Tích, đến Ngọc Chẩm, lại đến Bách Hội, thuận theo trước trán xuống đến mặt, qua “Thước Kiều”(chỉ thiệt ), rồi vào nhâm mạch, quay về Hạ Đan Điền.

Tiến trình ấy gọi là “khí thông tiểu chu thiên”. Từ khi khí thông tiểu chu thiên về sau, chân khí có thể noi theo Nhâm Đốc hai mạch, quay vòng rồi trở về chỗ ban đầu, như vòng tròn không có đầu mối, cứ như thế mà tự động vận chuyển, càng luyện càng thuần, lâu dần ngưng kết thành đan.

Trong quá trình tập luyện đan đạo tiểu chu thiên công, có một giai đoạn thái “tiểu dược ”.

Tinh thần hư cực tĩnh đốc về sau thì nguyên thần hiển hiện, nguyên thần hiển hiện thì nguyên khí sanh, nguyên khí sanh thì nguyên tinh sản. Nguyên tinh chính là luyện tựu nội đan trọng yếu “dược vật ”.

Nguyên tinh sản xuất về sau, dương khí lại có chấn động, nơi đan điền ấm nóng, thư thái, sướng đẹp khó nói cho rõ cảm giác, đồng thời ngoại thận hưng khởi.

Lúc đó lập tức nhắm mắt lấy ý nhìn vào hạ đan điền, hơi thở hô hấp cần yếu phải vào sâu trọn vẹn, hít hơi vào thì thêm ý niệm, ý tùy hơi thở mà đi, cùng nguyên dương chân khí hướng thành một khối, thở ra thì chẳng để ý chỉ để thuận theo tự nhiên. Như vậy một hơi vào một hơi ra là một tức, tức tức theo nhau về gốc, ý niệm tập trung nơi đan điền.

Giữ được sự chú ý như vậy, hít vào thì ý noi theo hơi thở mà đi, nhưng cần phải  không được bám chấp vào hô hấp. Khoản chừng hơn 10 hơi, ngoại thận sẽ hoàn toàn trở về trạng thái bình thường, nguyên tinh đã thải hồi, về lại trong hạ đan điền mà phục hóa thành khí.

Bộ công pháp này Đạo gia cũng gọi là  “luyện tinh hóa khí ”.

Riêng chỉ thi hành khi chân khí sung túc. Đến một trình độ nhất định sẽ tự động vận hành theo đường đi của tiểu chu thiên, đả thông tam quan, hoàn thành công phu trúc cơ.

Trong quá trình khí thông tiểu chu thiên, nếu chân khí sung túc, lúc tuần hành theo trên đường, thần ý cần yếu bám theo chân khí chạy, nếu chân khí không đủ mà dừng lại thì thần ý cần phải dừng lại, tiếp tục ôn dưỡng hạ đan điền, đến khi chân khí lực lượng sung thật đã mạnh, lại tiếp tục thuận theo tự nhiên mà đi.

Tình huống này thuật ngữ cổ khí công gọi là “bỉ thị chủ lai ngã vi tân ”, tức là thức thần lui khỏi chỗ nhường cho nguyên thần chủ sự, hư tĩnh vô vi, trong khi chân khí tự động vận hành, thể ngộ lí tự nhiên.

Đả thông tiểu chu thiên, đối với tu luyện nội đan công mà nói, chính là một giai đoạn trọng yếu, đạt được chỉ nhờ vào công lực bản thân thủ đắc liễu chất biến tính đột phá. Công phu đến cảnh giới này, có thể giúp cho thân không tật bệnh. Trong truyền thống y học nước nhà, lí luận đã nói:âm dương không điều hòa là nguồn của bệnh.

Mà tiểu chu thiên một khi đả thông, thủy hỏa kí tế, đạt được cao độ của “âm bình dương bí”, nguồn bệnh đã trừ sạch, các chứng trầm kha cố tật tự nhiên sẽ lành .

Như kẻ viết bài này thuở nhỏ do tiên thiên chẳng đủ, mà mắc phải bệnh viêm phổi rất nặng, lại thêm đường ruột mang nhiều bệnh khác nhau, thể chất rất yếu, thời tiết thay đổi hay bị thương phong cảm mạo, nhiều bệnh phát một lượt, khổ không kể siết.

Sau đó chỗ phổi bị viêm lại kết hạch, khám bệnh xác định là bệnh nặng đến thời kỳ thứ ba. Thầy thuốc giỏi bó tay, thuốc thang vô hiệu, tuyệt vọng đúng mức.

May mà gặp được ân sư, theo chỉ dẫn mà tu luyện đan đạo tiểu chu thiên công pháp này, hơn một tháng sau thân thể lập tức khôi phục kiện khang toàn diện, so với khi trước như hai người khác nhau. Qua đó có thể thấy đan đạo tiểu chu thiên công có tác dụng trừ bệnh cường thân chắc chắn cả mười phần.

Cũng nhân đây xem qua trong các nhà nội đan, có thông qua quá trình  tu luyện tiểu chu thiên công đều có khả năng triệt để khu trừ tận đến nguồn gốc của bệnh, thay đổi thân tâm tố chất đến toàn diện, theo đó tiến tu lên công pháp bậc cao làm cơ sở cho Đan đạo đại chu thiên công.

Công lí của đại đạo thật là giản dị,  mặc dù công pháp giản dị, nhưng công lí thì mười phần thâm thúy.

Các nhà Nội Đan căn cứ trong Đan kinh với tư tưởng “hiệu pháp thiên địa ”, đem kết hợp với quá trình tu luyện thật tiễn của tự thân, đề xuất ra lấy khí hậu thiên đem giao kết với khí tiên thiên, mà được khí tráng thần mãn, kết thành lí luận cùng phương pháp nội đan.

Nhận định ý là tính, là thần. Nguyên thần là thể, chân ý là dụng. Chân ý chính là động thái của nguyên thần.
Trong khi luyện công, thông qua điều chỉnh tâm thần, đạt đến “tự nhiên vô vi ” chính là cảnh giới của tiên thiên, ý khí tự nhiên hợp nhất, khí hô hấp có thể noi bám theo chân ý dẫn đường, thâm nhập đến hạ đan điền, cùng tồn tại với tiên thiên, chính là nguyên dương chân khí tương tiếp tương hợp cùng nhau kích phát xuất lai, lại trải qua “luyện tinh hóa khí ”, không ngừng bổ sung nhân thể đã vì tư lự mà háo tán khí chân nguyên.

Chân khí tích lũy đã nhiều, trải qua tiểu chu thiên hỏa hậu phanh luyện, thần khí nương nhau giúp nhau mà được ngưng kết thành nội đan.

Các nhà nội đan gia nhận định chỉ có  tu luyện xuất nguyên dương chân khí, noi theo tiểu chu thiên lộ tuyến mà vận chuyển, kết thành nội đan, sẽ chân chánh bảo chứng thân thể được kiện khang, từ đó có khả năng tiến qua một bước tham tác áo bí của sanh mệnh. (luyện khí hóa thần)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *