Thứ ba, 19/03/03,2024 02:13 UTC +7
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ   Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
TAOISM RESEARCH ASSOCIATION OF VIETNAM
Quay lại trang chủ

TU CHÂN CỬU YẾU

TỰA TU CHÂN CỬU YẾU

修真九要序
——————

修真之道乃天下第一件大事,亦天下第一件难事。以其至大至难,古人皆谓之天下希有之事。是事也,非深明造化、洞晓阴阳,存经久不易之志,循序渐进者,不能行之。后世学人,不究此事为何事,未曾学道,即欲成道;未曾学人,即欲作仙。无怪乎修道者如牛毛,成道者如麟角也。予自幼慕道,未遇正人,不辨是非,乃乱乃萃,几乎受害。幸逢吾师龛谷老人,略闻香风,始知自己从前之错,亦知天下道人大半皆错。因述吾师之意,提其修真纲领,总为九条,名曰修真九要。其法由浅及深,自卑登高,为初学之人作个梯级。不论学道修道,依此九要,循序而入,终必深造自得,且能识的盲师明师,辨得邪道正道。纵不能行此天下希有之事,亦可以知有此天下希有之事,庶不至空过岁月,虚度一生矣

Đạo tu chân là việc lớn nhất trong thiên hạ, cũng là việc khó nhất trong thiên hạ. Vì nó rất lớn và rất khó, nên cổ nhân đều gọi là việc hiếm có trong thiên hạ. Việc này, nếu không hiểu sâu tạo hóa, hiểu rõ Âm Dương, giữ chí lâu bền không đổi, tuần tự mà tiến, thì không thể thi hành được. Người học sau này, chẳng thèm nghiên cứu xem việc này là việc gì, chưa từng học đạo, mà liền muốn thành đạo; chưa từng học làm người, mà liền muốn làm tiên. Chẳng lạ là người tu đạo như lông trâu, mà người thành đạo như sừng lân vậy. Ta từ nhỏ mộ đạo, chưa gặp được bậc chính nhân, chẳng phân phải trái, như rối trí như khổ sở, cơ hồ thụ hại. May gặp thầy ta là Kham Cốc lão nhân, thoảng nghe lời ngọc, mới biết sai lầm từ trước của mình, cũng biết đạo nhân trong thiên hạ quá nửa là nhầm. Nhân thuật lại ý của thầy ta, đề ra cương lĩnh tu chân, tóm lại chín điều, tên là Tu chân cửu yếu. Phép này từ nông đến sâu, từ thấp lên cao, vì người mới học mà làm một cái bậc thang. Bất luận học đạo tu đạo, cứ theo cửu yếu, tuần tự mà nhập, cuối cùng tất học được thâm sâu, còn có thể biết được manh sư minh sư , luận được tà đạo chính đạo. Dù không thể thi hành cái việc hi hữu trong thiên hạ này, cũng có thể biết là có cái việc hi hữu trong thiên hạ này, tiếp là không để uổng phí tháng năm, uổng sống trong kiếp này.

时大清嘉庆三年岁次戊午菊月九日栖云山素朴散人悟元子刘一明自叙於自在窝

Năm Mậu Ngọ, nhà Đại Thanh năm Gia Khánh thứ ba, ngày mùng chín tháng tám,

Thê Vân sơn Tố Phác tán nhân Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh tự viết bài tựa trong Tự Tại Oa.

勘破世事第一要

Khám phá thế sự đệ nhất yếu

Đệ nhất yếu – Khám phá thế sự

吁嗟!人生在世,如梦幻泡影,百年岁月,瞬息间耳。无常一到,纵有金穴银山,买不得性命;孝子贤孙,分不了忧愁。若不及早打点,临时手忙脚乱,阎王老子不肯留情,一失人身,万劫沉沦。有志于道者,须将这个关口急急打开,方有通衢大路。否则,尘缘不断,妄想成道。虽身已出家,而心未曾出家,一举一动,无非在世事上用功夫,一行一止,总是在人情上作活计,不特不能成道,而且无由闻道,何贵乎出家?古今来无数学人,多蹈此辙。所以学道者如牛毛,达道者如麟角。悟真云:试问堆金如岱岳,无常买的不来无?了道歌云:先将世事齐放下,后把道理细研精。是言世事皆假,性命最真,欲知其真,先弃其假也。何则?一认其假,则心为假役,一假无不假,与道日远,便不是自惜性命之人。不自惜性命,悬虚不实,空过岁月,老死而矣,何益於事?昔吕祖因一梦而群思顿脱,马祖因悟死而成道最速,是葢先勘破世事而后修真。所以成真了道易於他人。况出家修行原系勘破世事而然。若未勘破而强出家,有名无实,本欲登天而反坠地,适以取败,岂不枉费心机耶?吾愿学人,不论在家出家,若欲辨切身大事,将世事先须尝探一番。尝探来,尝探去,尝探到没一些滋味处,始知万缘皆空,性命事大,从此把身外一切虚假之事一笔勾消。脚踏实地,寻师访友,勇猛精进,为道忘躯,自然一诚格天,祖师暗中提携,当有真人度引矣

Chao ôi! Nhân sinh ở đời, như mộng ảo bóng nước, trăm năm tuế nguyệt, chỉ trong chớp mắt. Khi Vô Thường tới, dù có bạc vàng chất đống, mà chẳng mua được Tính Mệnh; hiếu tử hiền tôn, phân không hết ưu sầu.

Nếu không sớm thu xếp, thì lúc lâm sự tay chân bấn loạn, Diêm Vương lão tử chẳng chịu lưu tình, một khi đã mất thân người thì vạn kiếp trầm luân. Kẻ có chí với đạo, cần đem cái cửa ải này nhanh chóng mở ra, mới thông được ra con đường lớn. Nếu chẳng vậy, trần duyên không đoạn, mà vọng tưởng thành đạo sao.

Tuy thân đã xuất gia, mà tâm chưa từng xuất gia, nhất cử nhất động, chẳng qua là công phu hay dùng ở thế tục, lúc đi lúc đứng, đều là công việc ở nhân tình, không chỉ không thể thành đạo, mà còn hết cách để nghe đạo, quý báu gì xuất gia như vậy? Xưa đến nay vô số người học, phần nhiều dẫm vào vết này. Vì vậy mà người học đạo như lông trâu, người đạt đạo như sừng lân.

Ngộ Chân nói: “Thí vấn đôi kim như đại nhạc, vô thường mãi đích bất lai vô? Thử hỏi bạc vàng cao như núi, mua được Vô Thường không đến không”.

Liễu đạo ca nói: “Tiên tương thế sự tề phóng hạ, hậu bả đạo lí tế nghiên tinh. Đầu tiên đem thế sự nhất tề buông bỏ, sau đem đạo lí nghiên cứu kĩ càng” là nói thế sự đều là giả, Tính Mệnh cực chân, muốn biết cái chân, đầu tiên phải bỏ cái giả vậy. Vì sao thế? Khi nhận cái giả, thì tâm phục dịch cái giả, một cái giả thì không gì không giả, càng ngày càng xa đạo, thì không là người tự quý Tính Mệnh. Không tự quý Tính Mệnh, huyền hư chẳng thật, uổng qua năm tháng, đến già thì chết, có ích gì đâu? Xưa Lữ tổ nhân một giấc mộng mà các tư tưởng lập tức giải thoát, Mã tổ nhân gặp cái chết mà thành đạo rất nhanh, là vì đầu tiên khám phá thế sự rồi sau đó tu chân.

Vì thế thành chân liễu đạo còn dễ với người khác, huống gì người xuất gia tu hành tất nhiên phải khám phá thế sự. Nếu chưa khám phá mà cưỡng xuất gia, hữu danh vô thực, vốn muốn đăng thiên mà ngược lại bị rơi xuống đất, nhanh chóng thất bại, há không uổng phí tâm cơ sao? Ta mong người học, bất luận tại gia hay xuất gia, nếu muốn biện luận về đại sự thiết thân, đầu tiên đem thế sự thăm dò qua một lượt. Thăm dò đi thăm dò lại, thăm dò đến một chỗ không có một chút mùi vị, mới biết vạn duyên đều là không, Tính Mệnh là việc lớn, từ đây đem toàn bộ các việc hư giả ngoài thân xóa bỏ toàn bộ. Chân đi thực địa, tầm sư phỏng hữu, dũng mãnh tinh tiến, vì đạo quên mình, tự nhiên lòng thành cảm động trời cao, tổ sư âm thầm nâng đỡ, sẽ có chân nhân độ dẫn vậy.

 积德修行第二
Tích đức tu hành đệ nhị yếu
Đệ nhị yếu – Tích đức tu hành

悟真云:若非修行积阴德,动有群魔作障缘。可知积德修行乃修道者之要务。倘离德以言道,便是异端邪说,旁门外道,差之多矣。故古之圣人,必先明道;古之贤人,必先积德。未有不明道而能圣,未有不积德而能贤。然欲希圣必先希贤,若欲成道必先积德。道德两用,内外相济,圣贤之学业得矣。道者,为己之事;德者,为人之事。修道有尽而积德无穷。自古及今,仙佛神圣成道之后,犹必和光同尘,积功累行,直待三千功满,八百行完,方受天诏。况金丹大道为鬼神所忌,非大忠大孝之人不能知,非大贤大德之人不敢传。即强传而知之,鬼神不喜,势必暗降灾殃,促其寿数。非徒无益,而又害之。予自得龛谷仙留之旨,以大公为怀,每遇志士,便欲接引。间或略示端倪,徐观其后,未几自满自足,不能深入,竟至日久懈怠,志气尽丧。其悭贪烦恼,甚於常人。前后数人,俱皆如此。噫!此等之辈必是祖先无德,自己无行,以是始勤终怠,迷失真宗,而不可挽回矣。予因自不小心,失言匪人,亦屡遭魔障。幸喜无大关系,真宝未被窃去。有鉴於此,后遂结舌,不敢轻露圭角,是必待有大力者倾囊付之耳。世之学人方入门户,直视神仙为至易之事,而遂骗化十方,罔知所忌。绝不思一丝一粒俱十方之血汗;一饮一啄皆众生之苦力。或有以头禅笼人者;或有以假道法摄财者;或有以黄白术谋骗者;千方百计,不可枚数。异日欠下十分债账,不知如何消化。古人谓:两只角或有或无,一条尾千定万定者,必此辈欤?有志斯道者,须当以德行为重,自立节操,不要糊涂作事,担误了前程。何为德?恤老怜贫、惜孤悯寡、施药舍茶、修桥补路、扶危救困、轻财重义、广行方便者是也。何为行?苦己利人、勤打尘劳、施德不望报,有怨不结雠,有功而不伐,有难而不惧,见义必为者是也。能积德,能立行,愈久愈力,德服鬼神,品超庸俗,高人一见,决定入目,大道有望。否则,不积一德,不修一行,妄想成道,偶遇高人,掩其不善而著其善,自谓可以欺人,殊不知人之视己,如见其肺肝然矣。更有一等不务本分之流,作孽百端,朝酒肆而夕花乡,口道德而心盗跖,损人利己,千奇百怪,不知自悔,反怨自己无福无缘,乃毁谤丹经尽属诳言。真地狱种子,当入异类,求其为人而不可得,何敢望仙乎。吁!德者,自己人世之事;道者,师传成仙之事。不积德而欲修道,人事且不能,仙道怎得成,可不三思乎

Ngộ Chân nói: “Nhược phi tu hành tích âm đức, động hữu quần ma tác chướng duyên.  Nếu không tu hành tích âm đức, thì động có quần ma làm ra các duyên chướng” có thể biết tích đức tu hành là việc cần thiết của người tu đạo. Nếu rời xa đức để nói đạo, thì là dị đoan tà thuyết, bàng môn ngoại đạo, sai lầm nhiều vậy. Nên thánh nhân đời xưa, đầu tiên phải hiểu rõ đạo; hiền nhân đời xưa, đầu tiên phải tích đức. Chưa từng có ai không hiểu rõ đạo mà có thể là thánh, chưa từng có ai không tích đức mà có thể thành người hiền. Nhưng muốn mong thánh đầu tiên phải mong hiền, nếu muốn thành đạo đầu tiên phải tích đức. Đạo và Đức lưỡng dụng, trong ngoài giúp nhau, thì đắc cái sự nghiệp học của thánh hiền vậy. Đạo là việc của ta, Đức là việc người. Tu đạo có tận cùng mà tích đức thì vô cùng. Từ xưa đến nay, sau khi tiên phật thần thánh thành đạo, còn phải hòa quang đồng trần, tích lũy công hạnh, đợi đến tam thiên công mãn, bát bách hành hoàn , mới nhận thiên chiếu. Huống gì Kim Đan Đại Đạo bị quỷ thần căm ghét, chẳng phải người đại trung đại hiếu thì không thể biết, chẳng phải người đại hiền đại đức thì chẳng dám truyền. Nếu cưỡng truyền mà bị biết, quỷ thần không vui, thế tất ngầm giáng tai ương, đẩy nhanh thọ số. Chẳng những vô ích, mà còn có hại. Ta từ khi được Kham Cốc tiên chỉ dạy, coi đại công là điều hoài bão, mỗi lần gặp kẻ chí sĩ, liền muốn tiếp dẫn. Thỉnh thoảng hơi bảo cho biết đầu mối, từ từ xem sau đó, không lâu thì họ tự mãn tự túc, nên chẳng thể vào sâu, cuối cùng đến càng lâu ngày càng lười nhác, chí khí mất cả. Họ tiếc tham phiền não, quá cả người thường. Trước sau vài người, đều như vậy cả. Ôi! Bọn đó chắc là tổ tiên vô đức, tự mình vô hạnh, chỉ vì đầu tiên chăm chỉ cuối cùng lười nhác, nên mê mất chân tông, mà không thể vãn hồi vậy. Ta vì tự mình không cẩn thận, lỡ lời nói với bọn phỉ đồ, cũng gặp nhiều ma chướng. May mà không quan hệ lớn, chân bảo chưa bị cướp đi. Xem xét điều này, sau liền giấu lưỡi, không dám khinh lộ phong thanh, mà phải đợi người có đại lực mới dốc túi truyền trao vậy. Người học ở đời mới nhập môn hộ, thẳng coi thần tiên là công việc rất dễ, mà liền lừa dối thập phương, không sợ gì cả. Tuyệt không nghĩ một mảy một may đều là mồ hôi và máu của thập phương; một chén nước một miếng cơm đều là khổ lực của chúng sinh. Hoặc có kẻ dùng lời miệng lưỡi về thiền  để lôi kéo người; hoặc có kẻ dùng giả đạo pháp để nhiếp tiền tài; hoặc có kẻ dùng thuật hoàng bạch để âm mưu lừa bịp; thiên phương bách kế, không thể đếm xuể. Sau này mắc nợ mười phần tiền của, không biết tiêu hóa thế nào. Cổ nhân nói: “Lưỡng chỉ giác hoặc hữu hoặc vô, nhất điều vĩ thiên định vạn định-Hai cái sừng hoặc có hoặc không, một sợi đuôi ngàn định vạn định”, phải bọn đó không? Người có chí với đạo, cần coi đức hạnh là trọng, tự lập tiết tháo, không được hồ đồ gây sự, để lỡ mất tiền trình. Thế nào là đức? Giúp người già giúp kẻ nghèo, thương kẻ cô quả, bố thí thuốc men, sửa cầu sửa đường, phù nguy cứu khốn, khinh tài trọng nghĩa, thi hành rộng rãi các điều tiện lợi là vậy. Thế nào là hành? Ta chịu khó làm lợi cho người, chăm chỉ làm việc vất vả ở trần gian, thi đức mà không mong báo, có oán mà không kết thù, có công mà không khoe, có khó khăn không ngại, gặp việc nghĩa là phải làm là vậy. Hay tích đức, hay lập hạnh, càng lâu càng cố gắng, đức phục quỷ thần, phẩm hạnh vượt kẻ tầm thường, cao nhân mà gặp, quyết định lọt vào mắt, có hi vọng về đại đạo vậy. Nếu không vậy, không tích dù chỉ một đức, không sửa dù chỉ một hành vi, vọng tưởng thành đạo, ngẫu nhiên mà gặp cao nhân, giấu cái xấu mà nêu ra cái tốt, tự nói có thể lừa người, thực không biết người ta nhìn mình, như thấy cả gan ruột vậy. Còn có những kẻ không chăm chú vào bổn phận, tác nghiệt trăm điều, sáng rượu chè rồi tối phấn son, miệng đạo đức mà tâm đạo chích, hại người lợi ta, ngàn kì trăm quái, không biết tự hối, lại quay lại oán tự mình vô phúc vô duyên, mà phỉ báng đan kinh toàn lời nói dối. Lúc chuyển thế trong địa ngục, bị đầu thai vào loại khác, mong làm người còn chẳng được, sao dám mong thành tiên đây. Ôi! Đức là việc của tự thân nhân thế; Đạo là việc thầy truyền mà thành tiên. Không tích đức mà muốn tu đạo, nhân sự còn chẳng thể, tiên đạo sao thành được, có thể không suy nghĩ sao?

尽心穷理第三要
Tẫn tâm cùng lí đệ tam yếu
Đệ tam yếu – Tận tâm cùng lí

 

说卦传》曰:穷理尽性,以至于命。可知尽性至命之学,全在穷理上定是非耳。穷理透彻,则性能全,命能保,直入无上至真之地;穷理恍惚,则命难修,性难了,终有到老落空之悔。今之学人,糊涂出家,糊涂学道,糊涂修行,生则既然糊涂,死时焉能亮净?性命何事,而乃如此妄为耶!金丹之道,包罗天地之道也,窃夺造化之道也,至尊至贵,至神至妙,非容易而知。学人不想自己性命为何物,不辨祖师法言是何义,饱食终日,无所用心,妄想一言半语之妙,即欲成道,日则浪荡打混,夜则高枕安眠,以丹经为无用之言,以子书为哄人之套。诈称有道者,以错引错,妄冀成真者,以盲诱盲。即有一二信心之士,亦不过是走马看花,何尝深用心思,穷究实理。古人亦有谓还纸上寻真义,遍地都是大罗仙语,是特为不求师者而发,非言丹经子书为无用。后人不知古人之意,多借此为凭证,而即置经书于不问,大错大错。夫仙真法言,一字一意不敢妄发,一言半语尽藏妙义,不知费尽多少老婆心,为后人作阶梯,与教门留眼目。而反毁之谤之,其罪尚可言乎!即后之高人贤士所作所为,总在古人范围之中,究其实落,未必高过于古人。今之高人不哄学人,则古之仙真不误后世也可知矣。吾劝有志之士,取古人之法言,细穷细究,求师一决,通前达后,毫无一点疑惑,方可行持,慎误自恃聪明,而有己无人;亦勿专听梆声,而任人误己;至于不通文字之学人,亦须于俗语常言中,辨别实义。盖俗语常言中有大道藏焉,特人未深思耳。如没体面没人形窍道好自在颠三倒四随方就随机应变沙里淘金无中生有七死八活有己无人不知死活顾性命只知有己,不知有人走三家不如守一家礼下于人,必有所得只知其一,不知其二,此等语天机大露,何妨拈出一二,作个悟头,朝参幕思。虽大理不明,而知识渐开,与道相近,亦不空过了岁月。此穷理之学,不论贤愚,人人可做,果能功夫不缺,日久自有所悟。但所悟者一己之私见,不得贸然下手。倘遇明师,必须彻始彻终,追究个清白,真知灼见,得心应手,方不误事。若知前不知后,知后不知前,知阴不知阳,知阳不知阴,知体不知用,知用不知体,或知有为而不知无为,或知无为而不知有为,或见元关而不知药生,或知药生而不知老嫩,或知结丹而不知服丹,或知结胎而不知脱胎,或知文烹而不知武炼,或知武炼而不知文烹,或知阳火而不知阴符,或知进火而不知止足,或知温养而不知抽添,毫发之差,千里之失,未许成真。不但此也,且阴阳有内外,五行有真假。性命工夫两段,先后二天各别,有真有假,有真中之假,有假中之真,有真中之真,有假中之假。此等机关究之不彻,即行之不到;辨之不清,即作之不成。是以吕祖三次还丹未成,后得崔公《入药镜》而始完功;紫清有夜半风雷之患,重复修持而方了事。如二翁者,神仙中之领袖,些子不明,犹有不虞,而况他人乎?学者须当三思之。

[Thuyết quái truyện] nói: “Cùng lí tận tính, dĩ chí vu mệnh. – Xét đến cùng về Lí, hiểu tường tận về Tính cho đến Mệnh” có thể thấy cái học tận Tính chí Mệnh, toàn nhờ vào việc xét đến tận cùng về Lí mà định thị phi vậy. Thấu triệt đến cùng về Lí, thì Tính có thể toàn vẹn, Mệnh có thể bảo, thẳng vào vùng vô thượng chí chân; không thấy được tận cùng về Lí, thì Mệnh khó tu, Tính khó liễu, cuối cùng hối hận đến già mà chẳng ích gì. Người học ngày nay, hồ đồ xuất gia, hồ đồ học đạo, hồ đồ tu hành, sống thì đã hồ đồ, lúc chết sao có thể trong sáng được?

Tính Mệnh là việc thế nào, mà ngươi làm bừa như vậy! Đạo Kim Đan, là đạo bao la trời đất, đạo trộm đoạt tạo hóa vậy, chí tôn chí quý, chí thần chí diệu, không dễ dàng biết được đâu. Người học không nghĩ xem Tính Mệnh của mình là vật gì, chẳng phân biện pháp ngôn của tổ sư có nghĩa gì, chỉ suốt ngày ăn no, chẳng dụng tâm chút nào, nghĩ ngợi lung tung về diệu kỳ của một câu nửa chữ, mà liền muốn thành đạo, ngày thì lêu lổng lung tung, đêm thì kê cao gối ngủ ngon lành, coi Đan kinh là lời vô dụng, coi Tử thư  là lời sáo rỗng dối người. Giả xưng người có đạo, lấy sai dẫn sai, cuồng mong thành chân, lấy mù dụ mù. Liền có một hai kẻ có lòng tin, cũng chẳng qua là cưỡi ngựa xem hoa, đâu đã từng suy nghĩ sâu sắc, nghiên cứu đến cùng thực lí.

Cổ nhân cũng có nói: “Nhược hoàn chỉ thượng tầm chân nghĩa, biến địa đô thị đại la tiên-Nếu chỉ tìm chân nghĩa trên giấy, thì mặt đất này đầy Đại La Tiên”, là riêng vì kẻ không chịu cầu thầy mà nói ra, chứ không phải nói Đan kinh, Tử thư là vô dụng. Người sau này không biết ý của cổ nhân, phần nhiều dựa vào đó làm bằng chứng, mà liền không thèm hỏi đến kinh thư, thật sai lầm, thật sai lầm. Pháp ngôn của Tiên Chân, một chữ một ý đều không dám xằng bậy đưa ra, một lời nửa câu đều tàng diệu nghĩa, không biết tốn hết bao nhiêu tấm lòng nhân ái, vì đời sau mà làm cái thang tốt, vì giáo môn mà lưu lại những điều quan trọng.

Nay ngươi quay lại phỉ báng, tội đó còn có thể nói được sao! Sau này, cao nhân hiền sĩ có sáng tác hay làm gì đó, nói chung đều ở trong phạm vi của cổ nhân, xét đến cùng sự thực, vị tất cao hơn cổ nhân. Cao nhân đời này không lừa người học, thì có thể thấy tiên chân đời xưa chẳng mê hoặc người đời sau đâu. Ta khuyên kẻ có chí, lấy pháp ngôn của cổ nhân, xem xét tỉ mỉ đến tận cùng, nhất quyết cầu thầy, thông tiền đạt hậu, không còn một điểm nghi hoặc, mới có thể thi hành, cẩn thận mắc phải sai lầm tự coi mình là thông minh, mà coi ta là nhất chẳng coi ai ra gì; cũng không được chỉ nghe phong thanh, mà để người mê hoặc ta; cho đến người học mà không thông văn tự, cũng cần ở tục ngữ thường ngôn, mà biện luận ra nghĩa thực. Vì Đại Đạo tàng ở trong tục ngữ thường ngôn, chỉ do người chưa nghĩ sâu thôi. Như “một thể diện”, “một nhân hình”, “hữu khiếu đạo”, “hảo tự tại”, “điên tam đảo tứ”, “tùy phương tựu viên”, “tùy cơ ứng biến”, “sa lí đào kim”, “vô trung sinh hữu”, “thất tử bát hoạt”, “hữu kỉ vô nhân”, “bất tri tử hoạt”, “bất cố tính mệnh”, “chỉ tri hữu kỉ, bất tri hữu nhân”, “tẩu tam gia bất như thủ nhất gia”, “lễ hạ vu nhân, tất hữu sở đắc”, “chỉ tri kì nhất, bất tri kì nhị”, những câu này là đại lộ thiên cơ, rút lấy một hai câu có sao đâu, mà làm cái để tham ngộ, sáng xem chiều nghĩ. Dù không rõ ý chính, mà tri thức dần rộng mở, càng gần với Đạo, cũng không uổng phí tháng năm. Học đến tận cùng về lí, bất luận hiền ngu, ai ai cũng có thể làm được, nếu công phu chăm chỉ không thiếu, thì lâu ngày sẽ tự có sở ngộ. Nhưng cái ngộ đó là ý kiến riêng của mình, không được hạ thủ lung tung. Nếu gặp minh sư, thì cần phải thấu triệt từ đầu đến cuối, truy cứu đến mức rõ ràng, thấy rõ chân tri, đắc tâm ứng thủ, mới không lầm lẫn. Nếu biết trước mà không biết sau, hay biết sau mà không biết trước, biết Âm mà không biết Dương, biết Dương mà không biết Âm, biết thể mà không biết dụng, biết dụng mà không biết thể, hoặc biết hữu vi mà không biết vô vi, hoặc biết vô vi mà không biết hữu vi, hoặc thấy Huyền Quan mà không biết Dược sinh, hoặc biết Dược mà không biết già non, hoặc biết kết Đan mà không biết phục Đan, hoặc biết kết Thai mà không biết thoát Thai, hoặc biết Văn đun mà không biết Vũ luyện, hoặc biết Vũ luyện mà không biết Văn đun, hoặc biết Dương Hỏa mà không biết Âm Phù, hoặc biết Tiến Hỏa mà không biết dừng lại, hoặc biết ôn dưỡng mà không biết trừu thiêm-thêm bớt, chỉ sai một li là đi ngàn dặm, chưa thể thành chân. Không chỉ như vậy, mà còn Âm Dương có trong ngoài, ngũ hành có chân giả. Hai đoạn công phu Tính Mệnh, trước sau hai trời cách biệt, có chân có giả, có giả trong chân, có chân trong giả, có chân trong chân, có giả trong giả. Các chỗ quan trọng này nếu nghiên cứu không thấu triệt, thì đi mà không đến; luận mà không rõ, thì làm mà không thành. Vì thế Lữ Tổ ba lần Hoàn Đan mà chưa thành, sau được Thôi Công [Nhập Dược Kính] mà mới hoàn thành công phu; tổ Tử Dương có cái lo về phong lôi lúc nửa đêm, lại tiếp tục tu trì mà mới xong việc. Như hai vị này, là lãnh tụ trong các thần tiên, một chút không rõ, còn có chỗ không dự liệu được, huống gì người khác đây? Người học cần thật lưu ý.

 访求真师第四要
Phóng cầu chân sư đệ tứ yếu
Đệ tứ yếu – Phỏng cầu chân sư

古仙云:若无师指人知的,天上神仙无住处。又《悟真》云:饶君聪慧过颜闵,不遇真师莫强猜。诚哉性命之学,必有师传,非可妄猜私度而知,昔道光顿悟圆通,自知非向上事,后得遇杏林而成大道;上阳即得缘督之诀,不敢自足,犹必见青城而备火候;三丰嵩山苦历十余年,一无所得,后感郑吕二仙指点,方知大事。虽世间微艺薄技,尚赖师传而知,况性命大事,岂能无师而晓?盖性命之道,乃窃阴阳、夺造化、转生杀、扭气机、先天而天弗违之道,鬼神不能测,蓍龟莫能占,得之者立跻圣位,直登彼岸,是天下第一件大事,是天下第一件难事,苟非圣师附耳低言,如何知之?独是旁门三千六百,丹法七十二品,以邪害正,以假乱真,谁为盲师,谁为明师,甚难辨别。然辨别亦易,大凡高人出世,自命不凡,独弦绝调,不滥交,不谄世,不同党,不要名,不恃才,不谋利,不欺人,不怪诞,一言一语,俱有益于世道,一行一止,大有裨于圣教,贪、嗔、痴、爱而俱无,意、必、固、我而悉化,品节清高,人人所不能及,胸襟脱洒,个个所不能到。间或援引志士,亦必千磨百折,试其真假,果其白玉无瑕,方肯指示端倪;如其非人,决不敢轻泄天机。此所以为明师也。若夫盲师无而为有,虚而为盈,不肯自思己错,更将错路教人。或有指男女为阴阳者,或有以经粟为黍珠者,或有以炉火为外丹者,或有炼心肾为内丹者,或有以存想为凝神者,或有行子午为抽添者,或有转辘轳为周天者,或有认顽空为无为者,或有以运气为有为者,或有以忘形为修静者,或有以炼睡为退阴者,或有服硫黄为进阳者,或有避五谷求延年者,诸如此类,不可胜数。此等之辈,功德不言,节操不立,身衲衣而腰钱囊,头簪冠而心蛇蝎,见富贵而留心,遇困苦而忘道,饮酒啖肉,不顾十方血汗,丧名败教,那知万劫沉沦,行步时、只在钱财上用功夫,举动处、尽于衣食上费心思,一头一拜,即收为徒,一茶一饭,即便传道,借圣贤之门户,而自欺欺世,窃仙佛之法言,而捏怪作妖,只知一身饱暖,那管他人死活。学人若听其言而不察其行,以有道目之,未有不入于网中而伤害性命者。况一惑其言,认假为真,固结不解,虽有高真圣师欲为提携,亦无门可入。天下道人遭此难者,不一而足。缁黄之流,东走西游,谁无几宗公案?谁无几句话头?只以口头三味取人,则人人是佛,个个是仙。试问学道者千千万万,成道者能有几人?大抵圣贤不常见,仙佛不多得,以其不常见、不多得,所以为高人。高人者,出乎其类,拔乎其萃,岂得以口头三昧为高人乎!当年予师秘授试金石一方,善识人之高低身份。若遇修行之人,以酒色财气试之,而不能动者,必非凡品,更以《悟真》、《参同》诘之,而随口应者,即是明师。屡试屡验,百发百中,愿以此法,共诸同人。

Cổ tiên nói: “Nhược vô sư chỉ nhân tri đích, thiên thượng thần tiên vô trụ xử – Nếu không thầy chỉ mà người tự biết được, thì thần tiên trên trời không chỗ mà ở”. Tiếp nữa [Ngộ chân] nói: “Nhiêu quân thông tuệ quá Nhan Mẫn, bất ngộ chân sư mạc cưỡng sai – Mặc anh thông tuệ hơn Nhan Mẫn, không gặp chân sư chớ đoán xằng”, thật là đúng về cái học Tính Mệnh, phải có thầy truyền, không thể đoán xằng đoán bậy mà biết được, xưa tổ Đạo Quang đốn ngộ viên thông, mà tự biết nhất định phải tiếp tục vươn lên, sau gặp được tổ Hạnh Lâm mà thành Đại Đạo; tổ Thượng Dương dù được khẩu quyết của Duyên Đốc, mà không dám tự coi là đủ, còn phải gặp Thanh Thành mà mới đủ hỏa hậu; tổ Tam Phong chịu khổ qua hơn mười năm ở Tung Sơn, chẳng đắc được gì, sau cảm động được Trịnh Lữ nhị tiên chỉ điểm, mới biết đại sự. Dù là nghề mọn thuật con ở thế gian, còn phải nhờ thầy truyền mới biết, huống gì Tính Mệnh đại sự, há có thể không thầy mà biết? Vì đạo Tính Mệnh, là trộm Âm Dương, đoạt tạo hóa, chuyển sinh sát, bắt Khí cơ, là cái đạo Tiên Thiên-trước trời mà trời không trái, quỷ thần không thể dò, cỏ thi mai rùa không thể bói ra được, người được nó liền bước lên đất thánh, sang thẳng Bỉ Ngạn, là việc lớn nhất thiên hạ, là việc khó nhất thiên hạ, nếu không phải Thánh sư ghé tai truyền ngôn, làm sao mà biết được? Chỉ là bàng môn 3.600 môn, Đan pháp 72 phẩm, lấy tà hại chính, lấy giả loạn chân, ai là manh sư-thầy mờ, ai là minh sư-thầy sáng, thật khó luận rõ. Nhưng luận rõ cũng dễ, thường là cao nhân xuất thế, tự mệnh bất phàm, độc huyền tuyệt điều , không kết giao bừa bãi, không nịnh đời, không đồng đảng, không cần danh, chẳng nhờ tiền tài, không mưu lợi, không dối người, không quái đản, một câu một lời, đều có ích với thế đạo, đi hay đứng, đều có ích lớn cho thánh giáo. Tham, sân, si, ái đều không có. Ý, tất, cố, ngã đều hóa hết. Phẩm tiết thanh cao, ai ai cũng không thể bằng, tấm lòng rộng mở, chẳng ai đạt được. Thảng hoặc đề cử chí sĩ, cũng phải vất vả trăm chiều, thử nghiệm chân giả, nếu thực là ngọc quý không vết, mới dám chỉ ra đầu mối; nếu là kẻ xấu, thì quyết không dám tiết lộ thiên cơ. Vì thế mà là minh sư-thầy sáng vậy. Nếu như manh sư-thầy mờ chả có gì mà coi là có, rỗng tuếch mà coi là đầy, chẳng dám tự nghĩ mình sai, lại đem đường sai ra dạy người. Có kẻ chỉ nam nữ là Âm Dương, có kẻ coi gạo thường là Thử Châu, có kẻ coi Lô Hỏa là Ngoại Đan, có kẻ luyện tâm thận là Nội Đan, có kẻ coi tồn tưởng là ngưng thần, có kẻ thi hành Tý Ngọ trừu thiêm-thêm bớt, có kẻ vận chuyển lộc lô  là Chu Thiên, có kẻ nhận ngoan không là vô vi, có kẻ coi vận khí là hữu vi, có kẻ coi vong hình là tu tĩnh, có kẻ luyện thụy-luyện ngủ là Thoái Âm, có kẻ uống lưu hoàng là Tiến Dương, có kẻ nhịn ăn ngũ cốc để kéo dài tuổi thọ, đủ loại như vậy, không sao đếm xiết. Cái bọn ấy, không nói việc công đức, tiết tháo thì không lập, thân mặc áo vá mà eo lưng giắt túi tiền, đầu đội mũ cài trâm  mà tâm như rắn rít, thấy phú quý thì lưu tâm, gặp khốn khổ thì quên đạo, uống rượu ăn thịt, chẳng quan tâm đến mồ hôi và máu của thập phương, mất danh dự bại giáo quy, có hay vạn kiếp trầm luân; lúc làm việc, chỉ dụng công ở chỗ tiền tài, khi cử động, toàn phí tâm tư vào quần áo và ăn uống, vừa lậy một cái, liền thu làm đồ đệ, một chén trà một bữa cơm, liền truyền đạo luôn, mượn môn hộ của thánh hiền, mà tự lừa dối thế nhân, trộm pháp ngôn của Tiên Phật, mà tác yêu tác quái, chỉ biết thân mình no ấm, quản gì người khác sống chết. Người học nếu nghe thấy nói năng như vậy mà không xét kỹ hành vi, lấy hữu đạo mà xem xét, thì chưa có ai không mắc vào lưới mà làm thương hại Tính Mệnh. Huống gì bị lời đó mê hoặc, nhận giả làm chân, cố kết không gỡ được, tuy có cao chân thánh sư muốn nâng đỡ, cũng chẳng có cửa mà vào. Đạo nhân trong thiên hạ gặp cái khó này, không chỉ một đâu. Bọn tu hành áo đen áo vàng, đi đông đi tây, ai không có vài tập công án? Ai không có vài câu sáo ngữ? Chỉ dựa vào mấy lời nói suông mà chọn người, thì ai ai cũng là Phật, người người là Tiên. Xin hỏi, người học đạo ngàn ngàn vạn vạn, người thành đạo được bao lăm? Đại để thánh hiền không thường gặp, Tiên Phật chẳng được nhiều, vì không thường thấy, không được nhiều, nên là cao nhân. Cao nhân hơn hẳn đồng loại, vượt hẳn hơn người, há vì vài lời nói suông mà thành cao nhân! Năm xưa thầy ta bí mật truyền kim thạch nhất phương, thích phân biện thân phận cao thấp của người. Nếu gặp người tu hành, lấy tửu sắc tài khí mà thử, nếu có thể không động tâm, tất là kẻ phi phàm, bèn lấy [Ngộ chân], [Tham đồng] ra căn vặn, mà ứng đối trôi chảy, tức là minh sư. Thí nghiệm nhiều lần, bách phát bách trúng, nguyện đem phép này, dâng tặng các vị cùng chí hướng.

 炼己筑基第五要
Luy
n k trúc cơ đệ ngũ yếu
Đệ ngũ yếu – Luyn k trúc cơ

《沁园春》云:七返还丹,在人须先炼己待时。《悟真篇》云:若要修成九转,先须炼己持心。盖修真之道,还丹最易,炼己至难,若不炼己而欲还丹,万无是理。夫还丹者,如房屋之梁柱;炼己者,如房屋之地基。未筑地基,则梁柱无处建立;未曾炼己,则还丹不能凝结。学者得师口诀,急须炼己,炼己纯熟,临炉之际,左右逢源,得心应手,铅汞相投,情性相合,自无得而复失之患。特以人自有生以来,阳极生阴,先天走失,后天用事,当年故物,尽非我有,加之百忧感其心,万事劳其形,精漏、神昏、气败,将此幻身如破锅烂瓮相似。锅破瓮烂,盛不得水;人之身体衰败,还不得丹,同是一理。故虽后天假物,非还丹药料。然未还丹,尚藉赖以成功,而亦不可有损伤。古人云:若无此梦幻,大事何由?若还大事办,何用此梦幻?又云:不怕先天无真种,只怕后天不丰光。盖后天足则先天可复,先天复则后天可化,炼己筑基之功,岂可轻视乎!何为炼己?少贪无爱,炼己也;牢固阴精,炼己也;打炼睡魔,炼己也;苦己利人,炼己也;大起尘劳,炼己也;心地下功,全抛世事,炼己也;勇猛精进,以道为己任,炼己也;脚踏实地,步步出力,炼己也;富贵不能淫,贫贱不能移,威武不能屈,炼己也;被褐怀玉,大智若愚,大巧若拙,炼己也。炼己之功居多,总以无己为归着。老子云:吾之所以有大患者,为吾有身,及吾无身,吾有何患?炼己炼到无己时,外其身而身存,后天稳当,基址坚固,先天真阳来复,混而为一。先天气,后天气,得之者,常似醉,一时辰内管丹成矣。若为炼己,遽行一时之功,则后天不固,先天虽在咫尺,未许我有。盖其铅至而汞失迎,坎来而离不受,彼到而我不待也。噫!筑基时须用橐龠,炼己时还要真铅。炼己筑基,岂易事哉!

[Thấm viên xuân] nói: “Thất phản Hoàn Đan, tại nhân tu tiên luyện kỉ đãi thì-Thẩt phản Hoàn Đan, là ở người ta đầu tiên Luyện Kỉ đợi thời”. [Ngộ chân thiên] nói: “Nhược yếu tu thành cửu chuyển, tiên tu luyện kỉ trì tâm-Nếu muốn tu thành cửu chuyển, đầu tiên cần Luyện Kỉ giữ tâm”. Vì đạo tu chân, thì Hoàn Đan rất dễ, mà Luyện Kỉ rất khó, nếu không Luyện Kỉ mà muốn Hoàn Đan, thì tuyệt không có lí này.

Hoàn Đan giống như cột chính của phòng ốc; Luyện Kỉ giống như nền móng của phòng ốc. Nếu chưa xây đắp nền móng, thì cột chính không chỗ mà dựng; chưa từng Luyện Kỉ, thì Hoàn Đan không thể ngưng kết. Người học đắc khẩu quyết của thầy, cần nhanh chóng Luyện Kỉ, Luyện Kỉ thuần thục, thì lúc vào Lô, kinh nghiệm đầy mình, đắc tâm ứng thủ, Diên Hống nhảy vào nhau, Tình Tính tương hợp, tự nhiên không bị cái họa có rồi lại mất. Chỉ vì người ta từ lúc sinh ra đến nay, Dương cực sinh Âm, Tiên Thiên chạy mất, Hậu Thiên chiếm quyền, vật cũ năm xưa, hoàn toàn chẳng còn là của ta, thêm vào trăm cái ưu phiền cảm nhiễm vào tâm, vạn sự làm lao nhọc thân thể, Tinh rò rỉ, Thần hôn mê, Khí suy bại, coi ảo thân này giống như nồi hỏng hũ vỡ. Nồi hỏng hũ vỡ, không chứa được nước; thân thể con người suy bại, thì hoàn không được Đan, cũng là một lí cả. Nên tuy là Hậu Thiên giả vật, không phải là dược liệu để Hoàn Đan, nhưng chưa Hoàn Đan, thì vẫn còn phải nhờ cậy nó để thành công, và cũng không được có tổn thương. Cổ nhân nói: “Nhược vô thử mộng ảo, đại sự hà do bạn? Nhược hoàn đại sự bạn, hà dụng thử mộng ảo?-Nếu không có mộng ảo này, thì đại sự làm từ đâu? Nếu còn làm đại sự, thì dùng mộng ảo thế nào?” lại nói: “Bất phạ Tiên Thiên vô chân chủng, chỉ phạ Hậu Thiên bất phong quang-Chẳng sợ không có chân chủng của Tiên Thiên, chỉ sợ Hậu Thiên không tươi tốt”. Vì Hậu Thiên đủ thì Tiên Thiên có thể hồi phục, Tiên Thiên hồi phục thì Hậu Thiên có thể hóa, công phu Luyện Kỉ trúc cơ, há có thể coi thường! Thế nào là Luyện Kỉ? Bớt tham không ái là Luyện Kỉ; giữ chắc Âm Tinh là Luyện Kỉ; rèn luyện ma ngủ là Luyện Kỉ; vất vả làm lợi cho người là Luyện Kỉ; ra sức làm việc là Luyện Kỉ; lòng chẳng kể công, bỏ hết thế sự là Luyện Kỉ; dũng mãnh tinh tiến, coi đạo là nhiệm vụ của ta là Luyện Kỉ; chân bước vào thực địa, bước nào cũng cố gắng là Luyện Kỉ; phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất là Luyện Kỉ; bị hạt hoài ngọc, đại trí nhược ngu, đại xảo nhược chuyết  là Luyện Kỉ.

Công phu Luyện Kỉ khá nhiều, tóm lại là lấy vô kỉ-không vì ta làm mục tiêu hướng đến. Lão Tử nói: “Ngô chi sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân, cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?-Ta sở dĩ có nỗi lo lớn, là vì ta có thân, đến lúc ta không có thân, thì ta có lo gì”. Luyện Kỉ luyện đến lúc vô kỉ, ngoại kì thân nhi thân tồn , Hậu Thiên ổn thỏa, nền móng kiên cố, Tiên Thiên Chân Dương quay lại, trộn vào nhau thành một. “Tiên Thiên Khí, Hậu Thiên Khí, đắc chi giả, thường tự túy-Tiên Thiên Khí, Hậu Thiên Khí, người được nó, thường tự say”, chỉ trong một giờ đảm bảo Đan thành. Nếu Luyện Kỉ, mà nhanh chóng thi hành công phu nhất thời, thì Hậu Thiên không vững chắc, Tiên Thiên tuy gần trong gang tấc, mà chưa chắc đã là của ta. Vì là Diên đến mà Hống đón lầm, Khảm tới mà Li không nhận, anh tới mà tôi không đợi vậy. Ôi! Lúc trúc cơ cần dùng thác thược, lúc Luyện Kỉ còn cần Chân Diên. Luyện Kỉ trúc cơ, há dễ làm sao!

 和合阴阳第六要
Hòa hợp Âm Dương đệ lục yếu
Đệ lục yếu – Hòa hợp Âm Dương

 

修真之道,金丹之道也;金丹之道,造化之道也;造化之道,阴阳之道也。《易》曰:一阴一阳之谓道。又曰:天地氤氲,万物化醇,男女构精,万物化生。是孤阴不生,独阳不长,阴阳相合,方能生育。金丹之道,惟采取先天真一之气也。先天之气,无形无象,视之不见,听之不闻,搏之不得,乃自虚无中来者。圣人以实而形虚,以有而形无。实而有者,真阴真阳;虚而无者,二八初弦之气。初弦之气即先天气,此气非阴阳交感,不能有象。若欲修金丹大道,舍此阴阳,别无他术矣。但阴阳不一,倘认假为真,徒劳心力,无益有损,不可不辨。男女之阴阳,尘世之阴阳也;心肾之阴阳,幻身之阴阳也;日月之阴阳,天地之阴阳也;冬至夏至,一年之阴阳也;朔旦望后,一月之阴阳也;子时午时,一日之阴阳也;二候四候,一时之阴阳也。凡此皆非金丹之阴阳。金丹阴阳,以我家为阴,以他家为阳;我为离,他为坎;离中一阴为真阴,坎中一阳为真阳。取坎填离,是以真阴求真阳,以真阳济真阴也。且阴阳又有内外之别:内之阴阳,顺行之阴阳,生身以后之事,后天也,人道也;外之阴阳,逆运之阴阳,生身以前之事,先天也,仙道也。内外阴阳皆无男女等相,非色非空,即色即空;非有非无,即有即无。若着色空有无之形,便非真阴真阳实迹矣。既知阴阳,须要调和相当,不多不少,不偏不倚,不急不缓,不有不无,不即不离,不躁不懦,或阳动而阴随,或阴感而阳应,或阴中用阳,或阳中用阴,或借阴以全阳,或用阳以制阴,或以内之阴阳而助外,或以外之阴阳而济内,内外合道,金丹自虚无中结就,取而服之,长生不死。《参同》云:类易施功,非种难为巧。《悟真》云:药还同外药,内通外亦须通,丹头和合类相同,温养两般作用。三丰云:间阴阳男配女,生子生孙代代传。顺为凡,逆为仙,只在中间颠倒颠。调和阴阳之道,尽於此矣。

Đạo tu chân là đạo Kim Đan; đạo Kim Đan là đạo của tạo hóa; đạo của tạo hóa là đạo của Âm Dương. [Dịch] nói: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo-Một Âm một Dương gọi là Đạo”. lại nói: “Thiên địa nhân uân, vạn vật hóa thuần, nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh-Trời đất mịt mờ vạn vật hóa thuần, nam nữ giao tinh, vạn vật hóa sinh”. Mà cô Âm bất sinh, độc Dương bất trưởng, nên Âm Dương tương hợp, mới có thể sinh đẻ được. Đạo Kim Đan chỉ là hái giữ Tiên Thiên Chân Nhất Chi Khí. Tiên Thiên Chi Khí, vô hình vô tượng, nhìn thì không thấy, lắng tai nghe cũng chẳng thấy, bắt thì không được, là thứ từ trong hư vô tới. Thánh nhân lấy cái thực để hình dung cái hư, lấy cái hữu để hình dung cái vô. Thực mà hữu là Chân Âm Chân Dương; hư mà vô là Khí Nhị Bát Sơ Huyền.

Khí Sơ Huyền là Tiên Thiên Khí, Khí này không phải là do Âm Dương giao cảm, nên không thể có hình tượng. Nếu muốn tu Kim Đan Đại Đạo, trừ cái Âm Dương này ra, chẳng có thuật gì khác. Nhưng Âm Dương không giống nhau, nếu như nhận giả là chân, thì phí hoài tâm lực, vô ích hữu tổn, không thể không tranh biện.

Âm Dương của nam nữ là Âm Dương của trần thế; Âm Dương của tâm thận là Âm Dương của ảo thân; Âm Dương của nhật nguyệt là Âm Dương của trời đất; Đông Chí Hạ Chí là Âm Dương của một năm; sáng ngày Sóc tối ngày Vọng là Âm Dương của một tháng; giờ Tý giờ Ngọ là Âm Dương của một ngày; nhị hậu tứ hậu  là Âm Dương của một giờ. Những cái đó đều không phải Âm Dương của Kim Đan. Âm Dương của Kim Đan, lấy ngã gia-nhà ta làm Âm, lấy tha gia-nhà nó làm Dương; ngã-ta là Li, tha-nó là Khảm; Nhất Âm trong Li là Chân Âm, Nhất Dương trong Khảm là Chân Dương. Thủ Khảm điền Li, là lấy Chân Âm cầu Chân Dương, lấy Chân Dương giúp Chân Âm dã. Còn nữa, Âm Dương có trong ngoài khác nhau: Âm Dương bên trong, là Âm Dương thuận hành, là việc sau khi sinh thân, là Hậu Thiên, là nhân đạo; Âm Dương bên ngoài, là Âm Dương nghịch vận, là việc trước khi sinh thân, là Tiên Thiên, là Tiên đạo. Âm Dương trong ngoài đều không có các tướng nam nữ, phi sắc phi không, tức sắc tức không; phi hữu phi vô, tức hữu tức vô. Nếu chấp vào sắc không hữu vô chi hình, thì không phải là dấu vết thật của Chân Âm Chân Dương.

Đã biết Âm Dương, cần phải điều hòa cho chúng tương đương nhau, không nhiều không ít, không lệch không nghiêng, không nhanh không chậm, chẳng có chẳng không, không gần không xa, không nóng nảy không hèn yếu, hoặc Dương động mà Âm theo, hoặc Âm cảm mà Dương ứng, hoặc dùng Dương trong Âm, hoặc dùng Âm trong Dương, hoặc mượn Âm để làm đủ Dương, hoặc dùng Dương để chế Âm, hoặc dùng Âm Dương bên trong để trợ bên ngoài, hoặc dùng Âm Dương bên ngoài để giúp bên trong, trong ngoài hợp đạo, Kim Đan kết tựu từ trong hư vô, lấy xuống mà uống, thì trường sinh bất tử.

[Tham đồng] nói: “Đồng loại dịch thi công, phi chủng nan vi xảo-Đồng loại thì dễ thi công, khác giống thì khó mà làm cho phù hợp được”.

[Ngộ chân] nói: “Nội Dược hoàn đồng Ngoại Dược, nội thông ngoại diệc tu thông, đan đầu hòa hợp loại tương đồng, ôn dưỡng lưỡng bàn tác dụng-Nội Dược hoàn cùng Ngoại Dược, trong thông ngoài cũng cần thông, Đan hòa hợp các loại tương đồng, có hai tác dụng ôn dưỡng”.

Tổ Tam Phong nói: “Thế gian Âm Dương nam phối nữ, sinh tử sinh tôn đại đại truyền. Thuận vi phàm, nghịch vi tiên, chỉ tại trung gian điên đảo điên-Âm Dương ở đời là nam phối nữ, sinh con sinh cháu nối đời đời. Thuận là phàm, nghịch là Tiên, chỉ nhờ ở trong điên đảo điên”.

Đạo điều hòa Âm Dương toàn là như vậy

审明火候第七要
Th
m minh ha hu đệ tht yếu
Đệ tht yếu – Thm minh ha hu

经云:圣人传药不传火,火候从来少人知。则是药物易知,火候最难。盖药物虽难觅,若遇明师点破,真知灼见,现在就有,不待他求,所以易知。至于火候,有文烹、有武炼,有下手、有休歇,有内外、有先后,有时刻、有爻铢,有急缓、有止足,一步有一步之火候,步步有步步之火候,变化多端,随时而行,方能有准。若差之毫发,便失之千里。所以最难。何为火?煅炼之神功也;何为候?运用之时刻也。运用时刻在鸿濛将判、阴阳未分之际;煅炼神功在天人合发、有无不立之内。且有外火候、有内火候。外火候,攒簇五行,和合四象;内火候,沐浴温养,防危虑险。虽内外二药相同,而火候运用大异,不遇真师,焉能知的?夫攒簇五行,和合四象,是盗天地之生机、窃阴阳之祖气,回斗柄而转天枢,开坤门而塞艮户,其妙在乎积阴之下一阳来复之时。此时与天地合其德,与日月合其明,与四时合其序,与鬼神合其吉凶,所谓一年只有一月,一月只有一日,一日只有一时者是也。惟此一时,易失而难寻,易错而难逢,得之则入于生道,失之则入于死道。圣人于此一时运动阴符阳火,拔天根而钻月窟,破混沌而拈黍珠,回七十二候之要津,夺二十四节之正气。水火相济在此,金木交并在此,铅汞相投在此,安身立命在此,出死入生在此。若过此时,阴阳分离,真者藏而假者用事,已落后天,不堪用矣。至于曲江岸上月华莹,生药之火候;风信来时觅本宗,采药之火候;水生二药正真,若待其三不可进,老嫩之火候;铅遇癸生须急采,金逢望远不堪尝,急缓之火候;见现龙在田,须猛烹而急炼;但闻虎啸入窟,宜倒转以逆施,用武之火候;慢守药炉看火候,但安神息任天然,用文之火候;炼还丹须急炼,炼了还须知止足,温养之火候;只因火力调和后,种得黄芽渐长成,丹成之火候;托心知,谨护持,照看炉中火候飞,保丹之火候;此皆还丹之火候。若夫大丹火候,别有妙用,受气吉,防成凶结胎之火候;混沌七日死复生,全凭侣伴调水火,固济之火候;归土釜牢封固,次入流珠斯配当,养胎之火候;铅不得用凡铅,用了真铅也弃捐,抽添之火候;丹灶河车休矻矻,鹤胎龟息自绵绵,沐浴之火候;一日内,十二时,意所到,皆可为,防危之火候;婴儿是一含真气,十月胎完入圣基,胎成之火候;群阴剥尽丹成熟,跳出凡笼寿万年,脱胎之火候;此大丹始终之火候。更有内外两用之火候,凡俗欲求天上事,用时须要世间财,采药火候中之火候;偃月炉中玉蕊生,朱砂鼎里水银平结丹火候中之火候;第七日阳复起首,别妙用混合百神结胎火候中之火候;有无俱不立,物我悉归空,脱胎火候中之火候;内外二丹火候之秘,于此尽矣。其中又有细微奥妙之处,是在神而明之,存乎其人,临时变通,非可以文字传矣。

Cổ kinh nói: “Thánh nhân truyền Dược bất truyện Hỏa, hỏa hậu tòng lai thiểu nhân tri-Thánh nhân truyền Dược không truyền Hỏa, xưa nay hỏa hậu ít người hay”. Tức là Dược vật thì dễ biết, mà hỏa hậu là cực khó. Vì Dược vật tuy khó tìm, nhưng nếu gặp minh sư chỉ rõ, nhìn rõ Chân Tri, hiện tại đã có, chẳng cần cầu nơi khác, vì thế mà dễ biết. Còn đến hỏa hậu, có Văn đun, có Vũ luyện, có hạ thủ, có dừng nghỉ, có trong ngoài, có trước sau, có thời khắc, có cân lượng, có nhanh chậm, có dừng lại, mỗi bước lại có mỗi bước hỏa hậu, bước nào cũng có hỏa hậu của bước đó, biến hóa đa đoan, tùy thời mà thi hành, mới có thể đúng được. Nếu sai một li là đi ngàn dặm. Vì thế mà cực khó. Thế nào là Hỏa? Là Thần Công nung luyện. Thế nào là Hậu? Là thời khắc vận dụng vậy. Thời khắc vận dụng ở lúc Hồng Mông mới phân, mà Âm Dương còn chưa phân; Thần Công nung luyện là ở lúc tại thiên nhân hợp phát, hữu vô chẳng lập. Còn có Ngoại Hỏa Hậu, Nội Hỏa Hậu. Ngoại Hỏa Hậu là hội tụ ngũ hành, hòa hợp tứ tượng; Nội Hỏa Hậu là mộc dục ôn dưỡng, phòng nguy lự hiểm. Tuy Nội Ngoại Nhị Dược tương đồng, mà vận dụng Hỏa Hậu lại rất khác nhau, chẳng gặp chân sư, sao mà biết được? Hội tụ ngũ hành, hòa hợp tứ tượng, là trộm sinh cơ của trời đất, trộm Tổ Khí của Âm Dương, quay Đẩu Bính  mà chuyển Thiên Khu, mở Khôn Môn mà đóng Cấn Hộ, kì diệu ở lúc sau khi tích Âm thì Nhất Dương Lai Phục.

Lúc này cùng thiên địa hợp đức, cùng nhật nguyệt hợp sáng, cùng bốn mùa hợp thứ tự, cùng quỷ thần hợp cát hung, mà nói một năm chỉ có một tháng, một tháng chỉ có một ngày, một ngày chỉ có một giờ là vậy.

Chỉ có một giờ này, dễ mất mà khó tìm, dễ lầm mà khó gặp, được nó thì nhập vào con đường sống, mất nó thì nhập vào con đường chết. Trong một giờ này, Thánh nhân vận động Âm Phù Dương Hỏa, rút Thiên Căn mà khoan Nguyệt Quật, phá hỗn độn mà nhón lấy Thử Châu, hồi hết những cái quan trọng của 72 hậu , đoạt chính khí của 24 tiết. Thủy hỏa tương tế ở đây, Kim Mộc giao nhau tại đây, Diên Hống nhảy vào nhau ở đây, An Thân Lập Mệnh tại đây, xuất tử nhập sinh tại đây. Nếu qua mất giờ này, thì Âm Dương phân li, cái Chân tàng mất mà cái Giả chiếm quyền, mà rơi vào Hậu Thiên, không dùng được vậy.

Rồi đến:

– “Khúc Giang ngạn thượng nguyệt hoa oánh-Trên bờ Khúc Giang ánh trăng lóng lánh”, là Hỏa Hậu sinh Dược;

– “Phong tín lai thì mịch bổn tông-Lúc tiếng gió đến thì tìm bản tông”, là Hỏa Hậu hái Dược;

– “Thủy sinh nhị dược chánh chân, nhược đãi kì tam bất khả tiến-Thủy sinh hai Dược là chính chân, nếu đến ba lần không được tiến”, là Hỏa Hậu già non;

– “Diên ngộ Quý sinh tu cấp thái, Kim phùng vọng viễn bất kham thường-Diên gặp Quý mà sinh thì nhanh chóng hái, Kim phùng vọng viễn không dám nếm”, là Hỏa Hậu nhanh chậm;

– “Hốt kiến hiện long tại điền, tu mãnh phanh nhi cấp luyện; đãn văn hổ khiếu nhập quật, nghi đảo chuyển dĩ nghịch thi-Đột nhiên thấy Hiện Long Tại Điền, cần nấu luyện mạnh mẽ; chỉ nghe Hổ gầm xông vào huyệt, cần đảo chuyển để làm ngược lại”, là dùng Vũ Hỏa Hậu;

– “Mạn thủ dược lô khán hỏa hậu, đãn an thần tức nhậm thiên nhiên-Chẳng cần giữ lò canh hỏa hậu, chỉ an thần tức mặc thiên nhiên”, là dùng Văn Hỏa Hậu;

– “Vị luyện hoàn đan tu cấp luyện, luyện liễu hoàn tu tri chỉ túc-Chưa luyện Hoàn Đan cần mau luyện, luyện xong rồi cần biết dừng lại”, là Hỏa Hậu ôn dưỡng;

– “Chỉ nhân hỏa lực điều hòa hậu, chủng đắc Hoàng Nha tiệm trường thành-Chỉ vì sức hỏa được điều hòa, mà trồng được Hoàng Nha tự lớn lên”, là Hỏa Hậu của Đan thành;

– “Thác tâm tri, cẩn hộ trì, chiếu khán lô trung hỏa hậu phi-Bày tâm trí, cẩn thận hộ trì, chiếu xem trong lô hỏa hậu phi”, là Hỏa Hậu bảo vệ Đan;

Đó đều là Hỏa Hậu của Hoàn Đan. Đến Hỏa Hậu của Đại Đan, lại có diệu dụng riêng.

– “Thụ khí cát, phòng thành hung-Nhận Khí lành, đề phòng hung hiểm lúc thành”, là Hỏa Hậu của kết Thai;

– “Hỗn độn thất nhật tử phục sinh, toàn bằng lữ bạn điều thủy hỏa-Hỗn độn bẩy ngày chết rồi sống lại, toàn nhờ bạn hữu điều hòa thủy hỏa”, là Hỏa Hậu củng cố vững chắc thành công;

– “Tống quy Thổ Phủ lao phong cố, thứ nhập Lưu Châu tư phối đương-Đưa về Thổ Phủ giam chắc lại, rồi nhập Lưu Châu là lúc phối hợp”, là Hỏa Hậu dưỡng Thai;

– “Dụng Diên bất đắc dụng phàm Diên, dụng liễu Chân Diên dã Khí quyên-Dùng Diên không được dùng Phàm Diên, dùng xong Chân Diên cũng bỏ đi”, là Hỏa Hậu trừu thiêm-thêm bớt;

– “Đan táo hà xa hưu khốt khốt, hạc thai quy tức tự miên miên-Lò bếp nấu Đan, Hà Xa ngừng chăm chỉ, thì hạc thai quy tức tự liên miên”, là Hỏa Hậu mộc dục-tắm gội nghỉ ngơi;

– “Nhất nhật nội, thập nhị thì, ý sở đáo, giai khả vi-Trong một ngày, 12 giờ, ý mà đến đều có thể tiến hành”, là Hỏa Hậu phòng nguy;

– “Anh Nhi thị nhất hàm chân khí, thập nguyệt thai hoàn nhập thánh cơ-Anh Nhi là Nhất Hàm Chân Khí, mười tháng thai tròn vào đất Thánh”, là Hỏa Hậu thành Thai;

– “Quần âm bác tẫn đan thành thục, khiêu xuất phàm lung thọ vạn niên-Lọc hết cặn Âm thì Đan chín đủ, thoát khỏi cõi phàm thọ vạn niên”, là Hỏa Hậu thoát Thai; đây là Hỏa Hậu từ đầu đến cuối của Đại Đan. Còn có Hỏa Hậu trong ngoài hai tác dụng.

– “Phàm tục dục cầu thiên thượng sự, dụng thì tu yếu thế gian tài-Kẻ phàm tục muốn cầu lên trời, thì cần phải dùng tiền tài thế gian”, là Hỏa Hậu trong Hỏa Hậu hái Dược;

– “Yển Nguyệt Lô trung Ngọc Nhụy sinh, Chu Sa Đỉnh lí Thủy Ngân bình-Ngọc Nhụy sinh trong Yển Nguyệt Lô, Thủy Ngân bình trong Chu Sa Đỉnh”, là Hỏa Hậu trong Hỏa Hậu Kết Đan; “Đệ thất nhật dương phục khởi thủ, biệt diệu dụng hỗn hợp bách thần-Ngày thứ bảy Dương bắt đầu phục, có diệu dụng riêng hợp Bách Thần”, là Hỏa Hậu trong Hỏa Hậu Kết Thai;

– “Hữu vô câu bất lập, vật ngã tất quy không-Hữu vô đều không lập, ta vật phải cùng không”, là Hỏa Hậu của Hỏa Hậu Thoát Thai;

Bí mật về Hỏa Hậu của Nội Ngoại Nhị Đan, tất cả là ở đây vậy. Bên trong còn có chỗ cực kì tinh vi ảo diệu, cần phải dùng thần mà soi sáng, tồn ở trong người, lúc tới thì biến thông, không thể dùng câu chữ để truyền vậy.

 药了命第八要
Ngoại dược liễu mệnh đệ bát yếu
Đệ bát yếu – Ngoại Dược liễu Mệnh

《悟真》云:休施巧伪为功力,认取他家不死方。缘督子曰:先天之气自虚无中来。曰他家,曰虚无,则知非一身所产之物。说到此处,诸天及人皆当惊疑也。天以阴阳五行化生万物,气以成形,人得天赋之正气,为万物之灵,具此气即具此理。气者,命也;理者,性也。是性命者,天之所与也。天始与之,而天终夺之,此势之所必有者。若以后天幻身之物与天争权,总在造化规弄之中,焉能脱的造化?不有金液还丹之道,妄想保全性命,万无是理。金液还丹之道,先天之道也。先天之道,包罗天地,运动阴阳,系天地之外机秘,故能了生死而避轮回,出凡尘而入圣基。但此机秘远隔千里,近在咫尺,可惜世人不肯认真,日远日疏,绝不返顾,自送性命。若有志士,穷究实理,忽的打破疑团,截然放下,直超彼岸,则赫赫金丹一日成,不待三年九载也。然丹成最易,而修炼甚难,使无虚实相应、阴阳变化、以术延命之道,而金丹不结。以术延命之道,乃夺天地造化之权,窃阴阳消息之机,转生杀,扭斗柄,先天而天弗违之道也。《阴符经》云:其盗机也,天下莫能知,莫能见。《悟真》云:始于有作人难见,及至无为众始知。但见无为为要妙,岂知有作是根基。盖人自先天失散而后,真阳有亏,形虽男子,其中皆阴,倘执一己而修,不过涕唾津精气血液,不过眼耳鼻舌身意,不过七情六欲、五蕴八识、三彭百穴,是以阴济阴,命何由接,丹何由接?故《参同》云:牝雞自卵,其雏不全。此其证也。夫丹经所谓外药者,以其我家真阳失散于外,不属于我,寄居他家,而以外名之。迷人不知,错会他字、外字,或猜为御女闺丹,或猜为五金八石,或猜为天地日月,或猜为云霞草木,以及等等有形之物。殊不知真正大药,非色非空,非有非无,乃鸿濛未判之始气,天地未分之元仁,顺则生人生物,逆则成仙作佛。圣人以法追摄,于一个时辰内结成一粒黍珠,号曰阳丹,又曰还丹,又曰金丹,又曰真铅,以此真铅点一己之阴汞,如猫捕鼠,霎时乾汞结为圣胎,此外药之名所由有也。试细申之,药出西南是坤位,欲寻坤位岂离人。药也;初三日,震出庚,曲江岸上月华莹。药也;金鼎欲留朱里汞,玉池先下水中银。药也;取将坎位心中实,点化离宫腹内阴。药也;偃月炉中玉蕊生,朱砂鼎内水银平,外药也;坎离之气和合,黄芽自生,外药也;但药本在外,如何得向内生?药属于他,如何得为我有?经云:五行顺生,法界火坑;五行颠倒,大地七宝。木本生火,今也火反生木;金本生水,今也水反生金;金木水火中藏戊己二土,和四象而配五行,一气运用,复成一太极,火功到日,炼成一粒至阳之丹,取而服之,长生不死,与天地同春,与日月争光,所谓一粒金丹吞入腹,始知我命不由天者此也。噫!万两黄金买不下,十字街前送至人。金丹大道,万劫一传,至尊至贵,得之者立跻圣位,不待他生后世,眼前获佛神通,人何乐而不积德修道哉?

[Ngộ chân] nói: “Hưu thi xảo ngụy vi công lực, nhận thủ tha gia bất tử phương-Ngừng thi hành công lực giả dối, nhận giữ nơi bất tử của nhà kia”. Duyên Đốc Tử viết: “Tiên Thiên Chi Khí tự hư vô trung lai-Tiên Thiên Chi Khí từ trong hư vô tới”. Nói nhà kia, nói hư vô, thì biết là không phải vật của một mình ta sinh ra. Nói đến chỗ này, trời và người đều đang kinh nghi vậy.

Trời dựa vào Âm Dương ngũ hành mà hóa sinh vạn vật, Khí đã thành hình, người được chính khí trời cho, mà là vạn vật chi linh, có Khí này là có cái Lí này.

Khí là Mệnh; Lí là Tính. Là Tính Mệnh tức là do trời trao cho. Mới đầu thì trời trao cho, cuối cùng thì trời đoạt lấy, đây là cái thế tất phải có. Nếu dựa vào vật Hậu Thiên ảo thân mà tranh quyền với trời, tóm lại chỉ ở trong bàn tay của tạo hóa, sao có thể thoát khỏi tạo hóa? Nếu không có đạo Kim Dịch Hoàn Đan, mà vọng tưởng bảo toàn Tính Mệnh, thì tuyệt không có lí này. Đạo Kim Dịch Hoàn Đan, là đạo Tiên Thiên-trước trời.

Đạo Tiên Thiên thì bao la trời đất, vận động Âm Dương, là cái cơ bí mật nằm ngoài trời đất, nên có thể hết sinh tử mà tránh luân hồi, xuất phàm trần mà nhập thánh cơ. Nhưng cái cơ này tuy xa cách ngàn dặm, mà lại gần trong tấc gang, chỉ tiếc là thế nhân không chịu nhận cái Chân, nên nó ngày càng xa cách, tuyệt không quay lại, thật là tự đuổi Tính Mệnh. Nếu có chí sĩ, nghiên cứu đến cùng thực lí, đột nhiên phá hết chỗ hồ nghi, rõ ràng buông bỏ, thẳng lên Bỉ Ngạn, thì Kim Đan đỏ rực một ngày là thành, chẳng phải đợi ba năm chín năm làm gì. Nhưng Đan thành rất dễ, mà tu luyện rất khó, giả sử không có đạo hư thực tương ứng, Âm Dương biến hóa, dùng thuật kéo dài Mệnh, thì Kim Đan không kết. Đạo dùng thuật kéo dài Mệnh, là đạo đoạt quyền của thiên địa tạo hóa, trộm cơ quan tin tức của Âm Dương, chuyển sinh sát, lay Đẩu Bính, Tiên Thiên-trước trời mà trời không trái.

[Âm phù kinh] nói: “Kì đạo cơ dã, thiên hạ mạc năng tri, mạc năng kiến-Cái cách trộm cơ quan này, thiên hạ chẳng ai hay, chẳng ai thấy”. [Ngộ chân] nói: “Thủy vu hữu tác nhân nan kiến, cập chí vô vi chúng thủy tri. Đãn kiến vô vi vi yếu diệu, khởi tri hữu tác thị căn cơ-Bắt đầu ở hữu tác thì người khó thấy, đến lúc vô vi họ mới hay. Chỉ thấy vô vi là yếu diệu, há hay hữu tác là căn cơ”. Vì người ta từ sau khi Tiên Thiên thất tán, Chân Dương đã hao tổn, hình hài tuy là đàn ông, mà bên trong đều là Âm, nếu chấp vào tự mình mà tu, chẳng qua là Thế Thóa Tân Tinh Khí Huyết Dịch , chẳng qua là Nhãn Nhĩ Tị Thiệt Thân Ý, chẳng qua là thất tình lục dục, ngũ uẩn bát thức, tam bành bách huyệt, là dùng Âm giúp Âm, thì Mệnh do đâu mà tiếp, Đan do đâu mà tiếp? Nên [Tham đồng] nói: “Tẫn kê tự noãn, kì sồ bất toàn-Gà mái tự đẻ trứng, thì không ấp thành gà con được”, là chứng cớ vậy. Cái mà Đan kinh gọi là Ngoại Dược là vì Chân Dương ngã gia-nhà ta thất tán ra ngoài, không thuộc về ta, ở nhà tha gia-nhà khác, nên lấy từ ngoại để đặt tên. Kẻ mê không biết, hiểu lầm chữ tha-chỗ khác, chữ ngoại-bên ngoài, hoặc lầm thành Ngự Nữ Khuê Đan, hoặc nhầm thành Ngũ Kim Bát Thạch, hoặc nhầm thành thiên địa nhật nguyệt, hoặc nhầm thành mây trời cây cỏ, cho đến bao nhiêu là vật hữu hình. Thật không biết rằng Đại Dược chân chính, phi sắc phi không, phi hữu phi vô, là cái Khí ban đầu lúc Hồng Mông chưa tách, là cái cốt lõi ban đầu khi trời đất chưa phân, thuận thì sinh người sinh vật, nghịch thì thành Tiên thành Phật. Thánh nhân dùng phép truy nhiếp, trong một giờ kết thành một hạt Thử Châu, tên gọi Dương Đan, cũng gọi là Hoàn Đan, cũng gọi là Kim Đan, cũng gọi là Chân Diên, dùng Chân Diên này điểm hóa Âm Hống của ta, như mèo bắt chuột, chớp mắt Càn Hống  kết thành Thánh Thai, vì thế có tên là Ngoại Dược. Thử bày tỏ tỉ mỉ xem:

– “Dược xuất tây nam thị Khôn vị, dục tầm Khôn vị khởi li nhân-Dược ra tại vị trí Khôn ở Tây Nam, muốn tìm vị trí Khôn há lại rời người” là Ngoại Dược;

– “Sơ tam nhật, Chấn xuất Canh, Khúc Giang ngạn thượng nguyệt hoa oánh-Ngày mùng ba, Chấn ở phương Canh, trên bờ Khúc Giang ánh trăng óng ánh” là Ngoại Dược;

– “Kim Đỉnh dục lưu Chu lí Hống, Ngọc Trì tiên hạ Thủy trung Ngân-Trong Kim Đỉnh muốn giữ Hống trong Chu, đầu tiên trong Ngọc Trì phải hạ Ngân trong Thủy” là Ngoại Dược;

– “Thủ tương Khảm vị tâm trung thật, điểm hóa Li cung phúc nội Âm-Lấy một hào Dương trong quẻ Khảm, điểm hóa hào Âm giữa quẻ Li” là Ngoại Dược;

– “Yển Nguyệt Lô trung Ngọc Nhụy sinh, Chu Sa Đỉnh nội Thủy Ngân bình- Ngọc Nhụy sinh trong Yển Nguyệt Lô, Thủy Ngân bình trong Chu Sa Đỉnh” là Ngoại Dược;

– “Khảm Li chi khí hòa hợp, Hoàng Nha tự sinh-Khí của Khảm Li hòa hợp thì Hoàng Nha tự sinh”, là Ngoại Dược; nhưng Dược vốn ở bên ngoài, làm sao mà hướng được vào trong mà sinh? Dược thuộc về tha-chỗ khác, làm sao được là của ngã-ta? Kinh nói:

– “Ngũ hành thuận sinh, pháp giới hỏa khanh; ngũ hành điên đảo, đại địa thất bảo-Ngũ hành mà thuận sinh thì pháp giới là vực lửa, Ngũ hành mà điên đảo thì khắp mặt đất là Thất Bảo”.
Mộc vốn sinh Hỏa, nay Hỏa phản sinh Mộc; Kim vốn sinh Thủy, nay Thủy phản sinh Kim; trong Kim Mộc Thủy Hỏa ẩn tàng Mậu Thổ và Kỉ Thổ, hòa tứ tượng mà phối ngũ hành, vận dụng Nhất Khí, phục thành Thái Cực, công phu hỏa hậu đến ngày, luyện thành một hạt Chí Dương Đan, lấy mà nuốt, thì trường sinh bất tử, cùng trời đất đồng xuân, cùng nhật nguyệt tranh sáng, mà nói “Nhất lạp Kim Đan thôn nhập phúc, thủy tri ngã mệnh bất do thiên giả-Một hạt Kim Đan nuốt vào bụng, mới hay sống chết chẳng do trời” là vậy. Ôi! Vạn lạng hoàng kim mua không được, trước Thập Tự Nhai tiễn kẻ chí nhân.

Kim Đan đại đạo, vạn kiếp nhất truyền, chí tôn chí quý, kẻ được nó lập tức lên đất thánh, không đợi đầu thai kiếp sau, trước mắt có được thần thông của Phật, người thích gì mà không tích đức tu đạo vậy?

药了性第九要
N
i dược liu tính đệ cu yếu
Đệ cửu yếu – Nội Dược liễu Tính

 

《道德经》云:有欲以观其窍,无欲以观其妙。此二语乃金丹大道之始终,古今学人之要诀。外药不得,则不能出乎阴阳;内药不就,则不能形神俱妙。上德者修内药,而外药即全;下德者修外药,而内药方就。外药者渐法,内药者顿法。外药所以超凡,内药所以入圣。有欲观窍者药,窃夺造化之功,幻身上事;无欲观妙者药,明心见性之学,法身上事。倘外药已得,而不修内药,即吕祖所谓寿同天地一愚夫耳。况大丹难得者外药,外药到手,即是内药,圣胎有象,阴符之功,即在如此。《参同》云:耳目口三宝,闭塞勿发通,真人潜深渊,浮游守规中。无欲观妙者此也。无欲观妙者,无为之道,但无为非枯木寒灰,绝无一事之谓,其中有朝屯暮蒙、抽铅添汞、防危虑险、固济圣胎之功。所以融五行而化阴阳,以至道法两忘,有无不立,十月霜飞,身外有身,极往知来,归于真如大觉之地,即佛祖所谓正法眼藏,涅槃妙心,最上一乘之大道也。若非了命之后而遽行此功,根本不固,虚而不实,未曾在大造炉中煅炼出来,总然了得真如之性,若有一毫渗漏,难免抛身入身之患。后人不知古人立言之意,多以性理为不足贵,试问世间学人,有几个能明涅槃之心乎?有几个能见真如之性乎?涅槃心、真如性,净倮倮、赤洒洒、圆陀陀、光灼灼,通天彻地,非可以后天人心血性而目之。古人亦有了性不了命,万劫阴灵难入圣之语,是特为未修命而仅修性者言之。若已了命,焉得不修性?若不修性,则应物固执,空有家财而无主柄。若不修性,虽幻身已脱,而法身难脱。若不修性,只可长生,而不能无生。若不修性,虽生身之初能了,而未生之前难全。内药了性之功,所关最大,无穷的事业,皆要在此处结果,何得轻视性乎?吾愿成道者,未修性之先,急须修命;于了命之后,急须了性。阴阳并用,性命双修,自有为而入无为,至于有无不立、打破虚空,入于不生不灭之地,修真之能事毕矣。

[Đạo đức kinh] nói: “Hữu dục dĩ quan kì khiếu, vô dục dĩ quan kì diệu-Hữu dục để xem cái Khiếu đó, vô dục để xem điều kì diệu”. Hai câu này là từ đầu đến cuối của Kim Đan đại đạo, là yếu quyết của người học xưa nay. Không được Ngoại Dược, thì không thể ra khỏi Âm Dương; không thành Nội Dược, thì không thể hình thần câu diệu.

Bậc Thượng Đức thì tu Nội Dược, mà Ngoại Dược liền toàn vẹn; kẻ Hạ Đức tu Ngoại Dược, mà Nội Dược mới thành được. Ngoại Dược là tiệm pháp-phép dần dần mà tiến, Nội Dược là đốn pháp¬-phép xong nhanh chóng. Ngoại Dược là để siêu phàm, Nội Dược là để nhập thánh. “Hữu dục quan khiếu” là Ngoại Dược, trộm đoạt công phu của tạo hóa, là việc của ảo thân; “Vô dục quan diệu” là Nội Dược, là cái học minh tâm kiến tính, là việc của pháp thân. Nếu Ngoại Dược đã đắc, mà không tu Nội Dược, là như Lữ Tổ nói “Thọ đồng thiên địa nhất ngu phu¬-Một kẻ ngu thọ cùng trời đất” vậy. Huống gì cái mà Đại Đan khó được chính là Ngoại Dược, Ngoại Dược đến tay, tức là Nội Dược, thì Thánh Thai có hình tượng, công phu Âm Phù, chính nhờ như vậy. [Tham đồng] nói: “Nhĩ mục khẩu tam bảo, bế tắc vật phát thông, chân nhân tiềm thâm uyên, phù du thủ quy trung-Tại mắt miệng tam bảo, đóng lại không thông ra ngoài, chân nhân ẩn thân nơi vực sâu, bồng bềnh giữ Quy Trung” mà nói “Vô dục quan diệu” là vậy. “Vô dục quan diệu” là đạo vô vi, nhưng vô vi chẳng phải là cỏ khô tro lạnh, tuyệt không nói đến một việc, mà bên trong có triêu truân mộ mông-sáng tụ chiều che, rút Diên thêm Hống, phòng nguy lự hiểm, công phu củng cố vững chắc việc thành Thánh Thai. Vì thế dung hòa ngũ hành mà hóa Âm Dương, cho đến khi đạo pháp đều quên, hữu vô chẳng lập, mười tháng sương bay, ngoài thân có thân, cực vãng tri lai , quay về nơi Chân Như Đại Giác, là Phật Tổ nói Chánh Pháp Nhãn Tàng, Niết Bàn Diệu Tâm, đại đạo Tối Thượng Nhất Thừa. Nếu chẳng phải là sau khi liễu Mệnh mà vội thì hành công phu này, thì căn bản không vững, hư mà không thực, chưa từng được nung luyện trong Đại Tạo Lô, dù cho liễu được Chân Như Tính, nếu có một chút rò rỉ, thì khó tránh khỏi cái họa phao thân nhập thân .

Hậu nhân không biết cái ý của cổ nhân khi lập ngôn, phần nhiều coi cái Lí về Tính là không đáng quý trọng, thử hỏi người học ở thế gian, có bao kẻ biết rõ về Niết Bàn Chi Tâm đây? Có bao kẻ thấy rõ Chân Như Tính đây? Niết Bàn Tâm, Chân Như Tính, trong văn vắt, đỏ rừng rực, tròn quay quay, sáng lấp lánh, thông thiên triệt địa, không thể dùng Hậu Thiên nhân tâm huyết tính mà nhìn. Cổ nhân cũng có người liễu Tính mà không liễu Mệnh, nên có câu “vạn kiếp Âm Linh khó nhập thánh”, là riêng vì kẻ chưa tu Mệnh chỉ tu Tính mà nói ra. Nếu đã liễu Mệnh, sao lại không tu Tính? Nếu không tu Tính, thì cố chấp khi ứng vật, uổng có gia tài mà không có chủ. Nếu không tu Tính, tuy ảo thân đã thoát, mà pháp thân khó thoát. Nếu không tu Tính, thì chỉ có thể trường sinh, mà không thể vô sinh. Nếu không tu Tính, dù có thể liễu được lúc mới sinh thân, mà khó hoàn thiện được lúc trước khi sinh thân. Công phu Nội Dược liễu Tính, quan hệ rất lớn, sự nghiệp vô cùng, đều cần ở chỗ này kết quả, sao được coi thường Tính? Ta mong người thành đạo, trước khi tu Tính, hãy nhanh chóng tu Mệnh; sao khi liễu Mệnh, hãy nhanh chóng liễu Tính. Âm Dương cùng sử dụng, Tính Mệnh Song Tu, từ hữu vi mà nhập vô vi, đến khi hữu vô chẳng lập, đả phá hư không, nhập vào nơi Bất Sinh Bất Diệt, thì việc tu chân có thể xong vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *