Thứ bảy, 21/12/12,2024 11:37 UTC +7
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ   Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
TAOISM RESEARCH ASSOCIATION OF VIETNAM
Quay lại trang chủ

CHIÊM TINH HỌC TỔNG THUẬT

CHIÊM TINH HỌC TỔNG THUẬT

 TỨ DUY – TỨ LỤC – TỨ THÚ – TỨ TƯỢNG

Thanh Phong, Đại La Quán

Chiêm tinh thuật: Chiêm tinh thuật là học thuyết và phương pháp dùng việc quan sát tượng sao mà dự đoán sự thay đổi của tự nhiên, quốc sự và nhân sự. Phổ biến trong lịch sử các nước trên thế giới. Ở Trung Quốc có từ trước đời Thương. Theo sử liệu, Vu Hàm là nhà chiêm tinh sớm nhất đời Thương, cùng với Cam Đức, Thạch Thân thời Chiến Quốc là ba nhà chiêm tinh lớn.

Học thuyết và phương pháp chiêm tinh trong lịch sử từng trải qua nhiều thay đổi. Từ các thuật ngữ tên gọi Tinh Quan, Tinh Số, Phương Vị, đến cách quan sát sao thường có sự khác nhau. Nhưng về cơ bản đều thông qua các Phân Dã, độ sáng mạnh yếu của sao, khả năng nhìn thấy hay không nhìn thấy, sự dao động của ánh sáng sao, sự biến đổi vị trí và sự vận hành ngũ tinh theo ngày, tháng mà chiêm đoán.

Trước tác sớm nhất về Tinh Quan và phép chiêm tinh còn giữ được đến nay, là Sử Ký – Thiên Quan Thư của Tư Mã Thiên. Các tác phẩm khác, ngoài những điều có trong các loại Thiên Văn Chí – Hán Thư, do Ban Số soạn vào thời Hán), có Ất Tỵ Chiêm của Lý Thuần Phong đời Đường, có Khai Nguyên Chiêm Kinh của Cù Đàm Tất Đạt thời nhà Đường, Linh Đài Bí Phạm của Vương An Lễ thời Bắc Tống và Quan Tượng Ngọan Chiêm đời Minh,… Nội dung của chúng có chứa đựng nhiều tư liệu Thiên Văn Học cổ đại.

Thiên chiêm: huật Số nghiên cứu cát hung của quốc sự, nhân sự qua hiện tượng dị thường của bầu trời sao. Bầu trời trong mà sáng là bình thường, đổi màu sắc là dị thường, là do ngũ hành âm dương không hòa hợp, là hung, đất nước sẽ rối loạn. Bầu trời dị thường bao gồm Thiên Liệt (trời rạn nứt N.D)[1], Thiên Liệt Kiến Nhân (trời rạn nứt thấy người N.D), Thiên Khai Kiến Quang (trời mở ra thấy ánh sáng N.D), Thiên Mệnh Hữu Thanh (trời kêu có tiếng N.D) v. v…

Tùy Thư – Thiên Văn Chí dẫn sách Hồng Phạm – Ngũ Hành truyện: “Thiên Liệt ( trời rạn nứt) là dương không đủ là thần (bầy tôi) mạnh, cấp dưới hại cấp trên, quốc hậu phân liệt, kẻ dưới làm chủ. Thiên Khai Kiến Quang thì máu chảy tràn lan. Thiên Liệt Kiến Nhân thì binh khởi mất nước. Thiên Minh Hữu Thanh thì bậc chí tôn kinh sợ; đều là hiện tượng đất nước rối lọan.” Đồng thời đưa ra những ví dụ chiêm nghiệm, như năm Thái An thứ 2 đời Hán Huệ Đế, trời có hiện tượng rạn nứt. Năm Thăng Bình thứ 5 đời Mục Đế, trời lại rạn nứt phát ra tiếng vang như sấm, sau đó đều xảy ra binh biến.

Tinh Tượng:Cách gọi chung vị trí của các ngôi sao và sự thay đổi vận hành của chúng. Trung Quốc thời cổ cho rằng tượng sao trên trời gắn liến với nhân sự dưới trái đất. Sao ở các khu vực khác nhau trên trời đai diện cho các khu vục khác nhau dưới đất; tượng sao thay đổi chứng tỏ nhân sự sẽ thay đổi. Từ đó xuất hiện Thuật Chiêm Tinh, Tinh Mệnh Học và Tinh Tướng học.

Quan Tượng thụ Thời: Thông qua quan sát sự biến đổi của tượng sao mà phán đoán thời tiết 4 mùa trong năm. Ở Trung Quốc, nội dung chủ yếu của việc quan sát tượng sao sớm nhất là vào thời kỳ tiền Lịch Pháp. Tương truyền thời thượng cổ có chức quan “Hỏa Chính”, lấy sự mọc hay lặn của sao Hỏa làm mốc định thời tiết. Hạ Tiều Chính có chép kinh nghiệm quan sát sao trời mỗi tháng để xác định Thời – Tiết.

Thứ Dân duy Tinh: Quan niệm tượng sao thời thượng cổ ở Trung Quốc. Mỗi ngôi sao đại diện cho một người dân, sao trên trời có ảnh hưởng và chứng tỏ sự thay đổi nhân sự. Thuật Chiêm Tinh dùng Tinh Quan thuyết minh Tượng Trời, dùng Phân Dã chỉ rõ các Châu Quận dưới Đất, mà đại diện Tinh Quan, là dựa trên quan niệm này. Trong tư tưởng Chiêm Tinh cổ đại, người ta còn cho rằng nỗ lực của nhân gian có thể gây ảnh hưởng tới sự thay đối Tượng sao, như vua chúa thất đức thì sẽ có Nhật Thực, nếu có đức độ cao thì có thể làm cho Nhật Thực sắp xảy ra sẽ không xảy ra nữa.

Phân Dã: Thuật ngữ của thuật Chiêm Tinh, Thiên Văn. Chỉ sự phân phối các tinh Tượng tương ứng với các khu vực dưới mặt đất.
Thuật Chiêm Tinh Trung Quốc cổ đại cho rằng tượng sao gắn liền với nhân sự, cho nên dùng tượng sao làm đại diện hoặc tượng trưng cho các khu vực khác nhau dưới mặt đất. Cho rằng một sự biến đổi đặc định nào đó của tượng sao sẽ có ảnh hưởng và chi ra sự thay đổi về tự nhiên, quốc sự ở khu vực tương ứng dưới đất.

Chu Lễ viết rằng, “họ Bảo Chương cai quản sao trời, dùng Tinh thổ (địa phận của sao) phân biệt 9 Châu. Mỗi Châu dưới đất đều có sao chủ ở trên trời, quan sát sao chủ ấy, sẽ có thể dự đoán cát hung ở mỗi Châu”.
Phân Dã chính thức hình thành vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Cách phân phối có đôi chỗ khác nhau. Chu Lễ – Xuân Quan – Bảo Chương thị Trịnh chú viết rằng việc phân chia 9 Châu diễn ra 12 lần, Thiên Quan Thư sắp xếp 28 tinh Tú, Xuân Thu Vĩ sắp xếp 7 sao Bắc Đẩu, Lã Thị Xuân Thu thì sắp xếp Cửu Thiên.

Sự sắp xếp của đời sau phối hợp các cách đó. Sử ký – Thiên Quan Thư của Tư Mã Thiên nói về Phân Dã 28 tinh tú : “Giác, Cang, Đê, ở Doãn châu; Phòng, Tâm, ở Dự châu; Vĩ, Cơ, ở U châu; Đẩu, Giang, ở Hồ châu; Khiên Ngưu, Vụ Nữ, ở Dương châu, Hư, Nguy, ở Thanh châu; Doanh, Thất, Bích, ở Tịnh châu; Khuê, Lâu, Vị, ở Từ châu; Ngang, Tất, ở Dực châu; Tư Huề, Chẩn, ở ích châu; Tỉnh, Qủy, ở Ung châu; Liễu, Thất tinh, Trương, ở châu Tam Hà; Dực, Chẩn, ở Kinh châu”.

Tinh Quan: Còn gọi là Thiên Quan, Tinh Cung. Thuật ngữ của Thuật Chiêm Tinh Thiên Văn, dùng để biểu thị sự sắp xếp Tượng sao. Để hiểu và quan sát Tượng trời, cổ nhân lấy một số Hằng Tinh xếp vào một chòm sao, đặt tên cho nó theo kiểu tổ chức xã hội dưới trần gian, dùng quan hệ nhân gian nói về cách sắp xếp đó và mối liên hệ vị trí giữa chúng. Mỗi chòm sao gọi là một Tinh Quan.

Sử Ký – Thiên Quan Thư viết: “Quan, tức Tinh Quan. Các chòm sao có tôn ti, như thứ bậc quan lại của nhân gian, nên gọi là Thiên Quan”.Tinh Quan trên trời đại diện cho sự sắp xếp khu vực nhân gian, sự biến đổi vận hành của nó cho biết, cát hung dưới nhân gian.

Sử Ký – Thiên Quan Thư gọi Tinh Quan là Thiên Quan, là bộ sách sớm nhất của Trung Quốc nói về Tinh Quan. Sách này nói có 91 Tinh Quan, bao gồm hơn 500 Hằng Tinh, đồng thời nói về cách quan sát Tinh Quan. Các phái thời cổ đặt tên cho các Tinh Quan không giống nhau. Trần Trác thời tam Quốc gộp 3 nhà Tinh quan Vu Hàm, Cam Đức, Thạch Thân thành một hệ thống Tinh Quan gồm 238 Quan với 1464 ngôi sao, mà đời sau cứ theo đó sử dụng.

Thiên Quan: Sử Ký của Tư Mã Thiên gọi Tinh Quan là Thiên Quan, soạn chương Thiên Quan Thư. Xem mục Tinh quan.

Tinh Cung: 1) Tức Tinh quan.2) Thuật ngữ phân chia khu vực tượng sao. “Cung” đại diện cho một phạm vi khu vực tinh tú nhất định. Thời cổ Trung Quốc thường chia tượng sao thành 5 cung, tức Trung cung và 4 cung Đông, Nam, Tây, Bắc. Về sau có phương pháp chia thêm các cung bên ngoài để biểu thị khu vực tinh tú nhất định.

Tinh Biểu: Chỉ cách thể hiện hoặc ghi chép tên gọi, phương vị, cấp sao và qũy đạo vận hành của tượng sao hữu quan. Tinh Biểu bắt đầu có từ thời Chiến Quốc, thường dùng để quan sát sao và xác định thời tiết bốn mùa. Cam Thạch Tinh Kinh là bộ sách nguồn gốc sớm nhất của Tinh Biểu Trung Quốc.

Tinh Đồ: Còn gọi là Thiên Văn đồ, Thiên Tượng đồ. Là đồ hình tạo nên nhờ dùng mặt cầu của hằng tinh nhìn vị trí hình chiếu trên mặt phẳng. Thời cổ người ta dùng các vật liệu như bông, vải, đá và kính bằng đồng mà họa chế một số lớn Tinh đồ, thể hiện trực quan mối liên hệ vị trí các Tinh quan (chòm sao), có những đồ hình biểu thị Phân Dã (phân bố) các Tinh Quan (như Thiên Văn đồ khắc đá đời Thuần Hựu nhà Tống ở Tô Châu, Giang Tô).

Linh Tiên đồ của Trương Hành là Tinh đồ sớm nhất của Trung Quốc đáng tin cậy, đã thất truyền. Hiện còn giữ được Tinh đồ cổ nhất trên thế giới là “Đôn Hoàng tinh đồ” được họa chế bằng bông vào năm 940 trước Công nguyên.

Phân Dã đồ: Biểu đồ các Tinh Quan trên trời tương ứng với châu quận dưới mặt đất. Khởi đầu và hưng thịnh vào đời Hán, la phương tiện dùng để chiêm nghiệm.

Tứ Tượng[2]: 1 ) Thuật ngữ Chiêm Tinh Thiên Văn cổ đại, dùng để phân chia khu vực tượng sao. Thời cổ người ta thường phân chia tượng sao thành 4 khu vực lớn là Đông, Tây, Nam, Bắc, hoặc phải, trái, trước, sau, gọi là Tứ Duy, Tứ Lục hoặc Tứ Phương; cũng có khi thêm khu thứ 5 là Trung Cung (như Thiên Quan Thư).Đa số các khu vực tượng sao được gọi bằng tên động vật, nên còn gọi là Tứ Tượng, Tứ Thú hoặc Tứ Cầm. Thời nhà Ân Thương, người ta gọi tượng sao nhìn thấy vào lúc sẩm tối mùa xuân ở phương Nam là Điểu (chim), ở phương Đông là Long (rồng), ở phương Tây là Hổ, ở phương Bắc là Quy Xà. Sau thời Xuân Thu – Chiến Quốc, thì gọi Thanh Long (Thương Long) phương Đông, Chu Điểu (Chu Tước) phương Nam, Bạch Hổ phương Tây, Huyền Vũ (Hàm Trì) phương Bắc là Tử Thú, Tứ Cầm hoặc Tứ Tượng.Dưới mỗi một trong Tứ tượng có 7 sao, cộng là 28 sao.

Đời sau ghi Tứ Tượng gồm 28 sao là:

Thanh Long gồm 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ;

Huyền Vũ gồm 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích;

Bạch Hổ gồm 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Ngang (Mão), Tất, Tư (Chủy), Sâm;

Chu Tước gồm 7 sao: Tỉnh, Qủy, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Các nhà Tinh Tướng học chia Tứ Tượng thành 28 tiểu Tượng, ghép với 12 Canh Giờ và 12 sinh tiêu làm cơ sở đoán mệnh. Ngũ Tượng thì thêm 1 tượng là Hoàng Long hoặc Kỳ Lân, thành Ngũ thú.2) Danh từ Tướng số học “Dịch truyện”.

Ngũ cung còn gọi là Ngũ quan. Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn, dùng để phân chia khu vực tượng sao. Cổ nhân định rằng bầu trời sao ở gần Bắc cực là Trung cung, đem toàn bộ tượng sao chia thành 5 khu vực lớn.

Thiên quan thư là một tác phẩm bàn nhiều về chiêm tinh tượng. Ngũ Nhạc Quán chép lại ý cổ nhân để cùng ngẫm. Thiên Quan Thư dùng quan hệ cai quản của Ngũ đế mà thuyết minh phạm vi phân chia 5 khu vực lớn, gọi là Ngũ cung hoặc Ngũ quan. Tức Trung cung, Đông cung, Tây cung, Nam cung, Bắc cung.

Trung cung ở giữa là sao Thiên cực (tức Đế tinh), nơi cư trú của Thiên thần đại đế chí tôn (Thái Nhất), còn 4 cung kia là của Thanh đế, Xích đế, Bạch đế và Hắc đế; đồng thời dùng tên 4 con thú để gọi: Đông cung Thanh Long, Nam cung Chu Tước (Chu Điểu ), Tây cung Hàm Trì (sau gọi là Bạch Hổ), Bắc cung Huyền Vũ.

Hết thảy Tinh quan dưới Ngũ cung hợp thành toàn bộ thế giới các hung tinh trong con mắt cổ nhân. Các Tinh quan gần Bắc cực do Trung cung cai quản, 28 sao, chia ra 4 cung Đông, Tây, Nam, Bắc.

Bắt trước theo Trời, chế độ phong Kiến phương Đông (Trung Hoa, Việt Nam, Cao Ly….) lấy mô hình của các tinh tú trên vũ trụ để xây dựng Hoàng cung nơi Hoàng Đế ở và đặt tên các chức quan trong Bách quan để hàm ý như một “Thiên Đình” dưới mặt đất.

Ngũ quan: Tức Ngũ cung. Sử ký & Thiên quan thư viết rằng có 5 cung. Ngũ cung vốn là Ngũ quan, về sau thường gọi là Ngũ cung. Cửu thiên: Còn gọi là Cửu dã. Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn dùng để phân chia khu vực tượng sao. Lã thi Xuân thu. Hữu thủy giác chia bầu trời sao thành 9 khu vực hoặc phương vị, tức Cửu thiên.

Đó là Quân thiên ở giữa có các sao Giốc, Cang, Đê;

Thương thiên phương đông có các sao Phòng, Tâm, Vĩ;

Biến thiên phương đông bắc có các sao Ki, Đẩu, Ngưu;

Huyền thiên phương bắc có các sao Nữ, Hư, Nguy, Thất;

U thiên phương tây bắc có các sao Bích, Khuê, Lâu;

Hạo thiên phương tây có các sao Vị, Ngang, Tất;

Chu thiên phương tây nam có các sao Từ, Sâm, Tỉnh;

Viêm thiên phương nam có các sao Qủy, Liễu, Thất tinh;

Dương thiên phương đông nam có các sao Trương, Dực, Chẩn .

Sách trên còn chia mặt đất thanh 9 khu vực, gọi là Cửu châu: Dự châu – Chu; Dực châu – Tấn; Doãn châu –Vệ; Thanh châu – Tề; Tư châu –Lỗ, Dương châu –Triệu; Kinh châu – Sở; Ung châu – Tần; U châu – Yên.

Cửu Thiên: Còn gọi là Cửu Dã. Thuật ngữ của thuật Chiêm Tinh Thiên Văn dùng để phân chia khu vực Tượng sao.

Lã Thi Xuân Thu – Hữu Thủy Giác chia bầu trời sao thành 9 khu vực hoặc phương vị, tức Cửu Thiên. Đó là:

Quân Thiên ở giữa có các sao Giác, Cang, Đê;

Thương Thiên phương Đông có các sao Phòng, Tâm, Vĩ;

Biến Thiên phương Đông Bắc có các sao Cơ, Đẩu, Ngưu;

Huyền Thiên phương Bắc có các sao Nữ, Hư, Nguy, Thất;

U Thiên phương Tây Bắc có các sao Bích, Khuê, Lâu;

Hạo Thiên phương Tây có các sao Vị, Ngang, Tất;

Chu Thiên phương Tây Nam có các sao Tư (Chủy), Sâm, Tỉnh;

Viêm Thiên phương Nam có các sao Qủy, Liễu, Tinh;

Dương Thiên phương Đông Nam có các sao Trương, Dực, Chẩn.

Sách trên còn chia mặt đất thành 9 khu vực, gọi là Cửu Châu: Dự châu, Chu; Dực châu, Tấn; Dõan châu, Vệ; Thanh châu, Tề; Tư châu; Lỗ, Dương châu, Triệu; Kinh châu, Sở; Ung châu. Tần; U châu, Yên.

Cửu dã: (Xem mục Cửu thiên)

Tam viên: Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn, dùng để phân chia khu vực tượng sao. Được sáng lập vào khoảng thời Chiến Quốc hoặc sau đó. Bắt đầu gặp trong sách Bộ thiên ca của Đan Nguyên Từ đời Tùy. Chia tượng sao thành 81 khu vực lớn, trong đó trừ 28 sao, 3 khu vực kia là Tử Vi, Thái Vi, Thiên Thị. Mỗi một trong 3 khu vực này đều có các chòm sao vây quanh hai phía đông, tây. Nên gọi là Tam viên. Tử Vi viên là Trung viên, Thái Vi viên là Thượng viên. Thiên Thị viên là Hạ viên. Mỗi viên gồm một số Tinh quan (chòm sao).

Nhị thập bát tú: Còn gọi là Nhị Thập Bát Xá hoặc Nhị Thập Bát Tinh. 28 tinh tú ở gần Hoàng đạo và Xích đạo. Thời cổ dùng làm tiêu chí tham chiếu, quan sát tượng trời và sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh. Gặp đầu tiên trong Chu lễ : “Vị trí của 28 sao”. Đến thời Sử ký đã hoàn bị. Xuất hiện trước thời Chiến Quốc. Thoạt tiên được xếp vào bốn khu vực lớn đông, tây, nam, bắc hoặc Tứ tượng. Mỗi khu vực có 7 sao. Lấy sao Giốc mà cán sao Bắc đầu chỉ làm khởi điểm, sắp xếp từ tây sang đông.

7 sao phương Đông là : Giốc, Cang, Đê Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ;

7 sao phương Bắc là : Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích;

7 sao phương Tây là : Khuê, lâu, Vị, Ngang, Tất, Chủy, Sâm;

7 sao phương Nam là: Tỉnh, Qủy, Liễu Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Sau đời Tùy, 28 sao phối hợp vơi Tam viên chia bầu trời thành 31 khu vực làm tiêu chuẩn cho việc phân chia khu vực tượng sao của Trung Quốc.

Trong phép chiêm tinh mỗi sao trong 28 sao có tượng riêng của nó, làm sự phân dã cho các khu vực dưới mặt đất. Thiên quan thư dẫn Tinh kinh viết:

“Giốc, Cang là phân dã của Trịnh, Doãn châu;

Đê, Phòng. Tâm là phân dã của Tống, Dự châu;

Vĩ, Cơ là phân dã của Yên, U châu,

Nam Đẩu, Khiên Ngưu, là phân dã của Ngô, Việt, Dương châu;

Nữ, Hư là phân dã của Tề, Thanh châu.

Nguy. Thất. Bích. là phân dã của Vệ, Tịnh châu;

Khuê, Lâu, là phân dã của Lỗ, Từ châu; Vị, Ngang, là phân dã của Triệu, Dực châu;

Tất, Chủy, Sâm, là phân dã của Ngụy, Ích châu;

Tỉnh, Qủy, là phân dã của Tần, Ung châu;

Liễu, Tinh, Trương, là phân dã của Chu, Tam Hà;

Dực, Chấn là phân dã của Sở, Kinh châu”.

Tham chiếu phương vị 28 sao, có thể quan sát và thuyết minh sự biến đổi vận hành của ngày, tháng, ngũ tinh. Nên có câu “Thất chính nhị thập bát tú”. Sử ký – Luật thư viết : “Xá, địa chỉ vậy; tú, là như vậy; thất chính nhị thập bát tú là nói sự vận hành của nhật nguyệt ngũ tinh; hoặc địa chỉ phân ra 28 lần vậy”. Dùng quan hệ vị trí vận hành của mặt trăng, mặt trời và ngũ tinh tại 28 sao mà dự đoán nhân sự, đó là một trong những phương pháp chính của thuật chiêm tinh.

Nhị Thập Bát Xá: Tức Nhị thập bát tú (Xem mục Nhị Thập Bát Tú)

Thất chính: Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn, gặp đầu tiên trong Thư. Nghiêu điển: “Thi, Cơ. Ngọc Hoành, dĩ Tề thất chính”. Giải thích khác nhau. Thất chinh bao gồm:

1)Thất chính nghĩa thứ nhất. Dùng để chỉ: Mặt Trăng, mặt Trời, cùng Ngũ tinh (5 sao) Hỏa, Thổ, Thủy, Mộc, Kim. Sử ký – Luật thư viết: “Thất chính là Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh. (Quan sát) 7 cái đó có thể biết thiên thời”. Quan sát sự vận động của Mặt Trăng, mặt Trời, Ngũ tinh cùng vị trí tương đối của chúng so với các hằng tinh, cổ nhân dùng để phán đoán thời tiết và chiêm nghiệm cát hung chung cho một cương vực, Quốc gia, riêng cho dòng họ, riêng nữa cho họa phúc của một con người.

2)Thất chính còn có ý chỉ 7 ngôi trong chòm sao Bắc đẩu, gồm Mặt Trăng, Mặt Trời, cùng Ngũ tinh. Thiên quan thư dẫn Thượng thư của Mã Dung viết: “Thất chính, mỗi sao trong chòm bắc đẩu chủ một thứ, ngôi thứ nhất là Chính Nhật, ngôi thứ hai chủ Nguyệt pháp, ngôi thứ,ba là Mệnh Hỏa, Huỳnh Hoặc cũng là nó; ngôi thứ tư là Sát Thổ, Điền Tinh cũng là nó; ngôi thứ năm là Phạt Thủy, Thần Tinh cũng là nó; ngôi thứ sáu là Nguy Mộc, Tuế Tinh cũng là nó; ngôi thứ bảy là Phiêu Kim, Thái bạch cũng là nó vậy. Nhật, nguyệt, Ngũ tinh mỗi thứ khác nhau, nên gọi là Thất chính vậy”.

3)Thất chính cũng nghĩa là bảy ngôi sao chòm Bắc đẩu: Thiên Khu (Xu), Tuyền, Cơ, Quyền, Ngọc Hành, Khai Dương, Dao Quang. Thiên Quan Thư viết: “Bảy ngôi sao chòm Bắc Đẩu : Thiên Khu (Xu), Tuyền, Cơ, Ngọc Hành… là Thất chính”.

4) Thất chính bao gồm chỉ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông và Thiên văn, Địa lý, Nhân đạo.

Thất Diệu: Thuật ngữ của thuật chiêm tinh thiên văn. Chỉ Mặt Trăng, Mặt Trời, cùng Ngũ tinh (Mộc – Kim – Hỏa – Thủy – Thổ). Thiên quan thư dẫn Trương Hoành viết: “Văn diệu ở trên trời, có 7 ngôi sao chuyển động, la Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh vậy”. Cốc Lương truyện tự của Phạm Ninh viết: “Thất diệu vị chi dựng thúc”. Xuân thu. Cốc Lương truyện sớ của Dương Sĩ Huân viết: “Mặt trăng, mặt trời, cùng Ngũ tinh đều chiếu rọi thiên hạ, nên gọi là Thất diệu (bảy ngôi sao)”.

Ngũ Thú – Ngũ đế: Tên khu vực sao,

Ngũ thú bao gồm: Thanh Long (long) phương Đông, Chu Điểu (Chu Tước) phương Nam, Hoàng Long (Kỳ Lân) ở giữa; Bạch Hổ phương Tây, Huyền Vũ (Phi Xà) phương Bắc.

Cổ nhân sau khi chia ra Tứ thú, lại thêm một khu vực nữa, là Kỳ Lân hoặc Hoàng Long, thành Ngũ thú. (Gặp đầu tiên trong Nguyệt lệnh của Thái Ung). Thêm Hoàng Long gặp nhiều hơn, sớm nhất thấy trong Thạch thị tinh kinh,Linh tiênKinh Châu chiêm. Thiên quan thư thì thêm Hoàng Long ở cạnh Nam cung. Ngũ đế là thiên thần cổ đại, chủ của Ngũ thú.

Ngũ Đế là: Thanh đế phương đông Linh Uy Ngưỡng, Xích đế phương nam Phiêu Nộ, Hoàng Đế trung ương nắm then chốt. Bạch đế phương tây Thiệu Cừ, Hắc đế phương Bắc Diệp Quang Kỷ. Tinh của Ngũ Đế là Ngũ thú. Vì Ngũ đế có tác dụng chi phối Thần linh, nên cổ nhân dùng để biểu thị quan hệ cai quản các ngôi sao, đồng thời dùng tượng của Ngũ đế thuyết minh phạm vi chiêm nghiệm các Tinh quan (chòm sao).

Thanh Long: Còn gọi là Long, Thương Long.

1) Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ Tượng. Tên gọi khu vực sao phương đông hoặc Đông cung. 7 ngôi sao phương này là Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, hợp thành tượng Long (con rồng). Thiên Quan Thư viết, rằng tinh của Đông cung Thanh đế là Long, nên Đông cung gọi là Thương Long, cũng là thiên thần phương Đông.

2) Chỉ Thái Tuế. Hậu Hán thư – Luật lịch chí: “Thanh Long di thần, gọi là Tuế”.

Chu Điểu (Chu Tước): Còn gọi là Điểu, Chu Tước.

Tên khu vực sao và Thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương nam hoặc Nam cung. 7 ngôi sao phương này là Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, họp thành tượng Điểu (con chim). Thiên Quan Thư gọi là Xích đế Nam cung, tinh của nó là Chu Điểu, “nên Nam cung là Chu Điểu, cũng là thiên thần phương nam”

Bạch Hổ :

  1. l) Còn gọi là Hổ hoặc Hàm Trì. Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ tượng. Tên gọi khu vực sao phương tây hoặc Tây cung. 7 ngôi sao phương này là Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tư (Chủy), Sâm, hợp thành tượng Hổ (con hổ). Thiên Quan Thưgọi la Bạch đế Tây cung, vì tinh của nó là hổ trắng, nên lấy cung là Bạch Hổ, cũng là “Thiên thần phương Tây”.

2) Còn gọi là sao Bạch Hổ, Đoài tinh, một hung thần.

Huyền Vũ:

Còn gọi là Quy Xà. Là tượng con rùa và con rắn quấn nhau. Tên khu vực sao và thiên thần. Một trong Tứ Tượng. Tên gọi khu vực sao phương bắc hoặc Bắc cung. 7 ngôi sao phương này là Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Thiên Quan Thư gọi là Hắc đế Bắc cung, tinh của nó là Huyền Vũ, (nên Bắc cung là Huyền Vũ, cũng là thiên thần phương Bắc”.

Đại Đế:Còn gọi là Thiên đế.

1) Chỉ Thiên Thần chí tôn. Xem mục Thái Nhất.

2) Tên Tinh quan. Chỉ Đế tinh. Ngôi sao sáng nhất ở Bắc cực. Thiên Quan Thư viết rằng đó là Cực tinh, còn gọi là sao Thiên Cực.

3) Tên gọi khu vực sao ở Trung cung, Thiên Quan Thư dẫn Văn Diệu Câu viết: “Trung cung Đại đế, tinh của nó là Bắc cực”.

Thanh Đế: Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương Đông. Là thần Linh Uy Ngưu phương Đông, tinh của nó là Thương Long.

Xích Đế: Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương Nam. Là thần Xích Phiêu Nộ phương nam, tinh của nó là Chu Điểu.

Bạch Đế: Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương Tây. Là thần Bạch Thiệu Cử phương tây, tinh của nó là Bạch Hổ.

Hắc Đế: Một trong Ngũ đế. Chủ khu vực sao phương bắc. Là thần Diệp Quang Kỷ phương Bắc, tinh của nó là Huyền Vũ.

Trung Cung: Còn gọi là Trung quan. Tên khu vực sao.

– Một trong Ngũ cung. Cổ nhân coi bầu trời gần Bắc cực là Trung cung, xung quanh nó có 4 cung Đông, Tây, Nam, Bắc. Thiên quan thư viết rằng Trung cung ở giữa là sao Thiên Cực, còn gọi là sao Bắc cực, là ngôi sao mà Thiên thần Đại đế chỉ tôn (Thái Nhất) thường cư. Chủ thiên thần Thiên Nhất của 16 thần và Nữ chúa âm Đức. Cạnh đó có Tam Công, Chính Phi, Hậu Cung; xung quanh có Phàn Thần tức 12 sao Tử cung. Bên trái là Thiên Thương, bên phải là Thiên Bàng, phía sau là Các Đạo; ngoài ra có 7 sao Bắc đẩu, các chòm sao Tam Đài, Phụ, Triệu Dao, Thiên Phong Quán Sách, tổng cộng 78 sao.

Ngoài ra thời cổ người ta còn có nhiều cách phân chia khu vực sao khác, phần lớn đều có Trung cung. Chăng hạn có cách phân chia ra 6 khu vực gồm Trung cung, Ngoại cung, và Tứ thú: có khi chỉ đơn giản chia ra Trung cung và Ngoại cung. Trong các cách phân chia khác nhau, vị trí của Trung cung cũng khác nhau. Ngoài việc định vị trí của Trung cung ở gần Bắc cực, còn có khi xác định nó ở phía bắc 28 sao, hoặc coi chòm sao Bắc đẩu có 7 ngôi làm Trung cung .

Đông cung: Còn gọi là “Đông quan”. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía đông Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con rồng, nên gọi là Long, Thương Long hoặc Thanh Long. Một thuyết nói là nên ở của Thượng đế. Gồm 7 sao : Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ. Thiên quan thư viết rằng ở chính giữa Đông cung có hai sao chính của phương đông là sao Tâm và sao Phòng. Sao Tâm là Minh đường, là cung mà sao lớn Thiên Vương bố chính. Sao Phòng là Thiên phủ. Sao Đại Giốc là chỗ ngồi của Thiên Vương. Hai bên sao Đại Giốc có 3 sao thay quyền. Ngoài ra có 12 sao như Tham, Khâm, Hạt, Kỳ, 27 sao Kỳ Quan, 2 sao Nam Môn …, cộng là 94 sao.

Nam cung: Còn gọi là “Nam quan”. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía nam Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con chim, nên gọi là Điểu, Chu điểu (chìm đỏ) hoặc Chu Tước (chim sẻ đỏ). Có thuyết bảo của Xích đế. Gồm 7 sao: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Thiên quan thư viết ở giữa Nam cung là sẽ là sao Quyền, sao Hoành, sao chính của phương nam. Sao Quyền là chỗ ngồi của ngũ đế, là tượng nữ chúa. Hoành là Nam cung của Thiên Giốc, nên Tam Quan vào triều đình; ở giữa là chỗ ngồi của Ngũ đế. Xung quanh có 12 sao phiên thần; ngoài ra có các sao như Lang Vị, Tướng Vị, Bắc Hà, Nam Hà, Quan Lương, Chất, Thiên Khố Lâu v. v.., tổng cộng 135 sao.

Tây cung: Còn gọi là “Tây quan”. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía tây Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con hổ, nên gọi là Hổ hoặc Bạch Hổ (Hổ trắng). Thiên quan thư lấy chính vị đại biểu cho vị trí của Ngũ cung, nên gọi là Hàm Trì. Có thuyết bảo là nơi ở của Bạch đế. Gồm 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm. Hàm Trì là “xa giá của Ngũ đế. Sử ký viết: “Xa giá của Ngũ đế chở ngũ cốc đi bán”, nên Tinh quan Tây cung có tượng kho lẫm, kho nhà trời. Ngoài ra còn có các chòm sao như Ngũ Diễn, Phụ Nhĩ, Thiên Nhai, Thiên Xí, Thiên Kỳ, Thiên Uyển, Cửu Du, Lang, Hồ, Nam Cực lão nhân…, tổng cộng 117 sao.

Bắc cung: Còn gọi là “Bắc quan”. Tên khu vực sao. Một trong Ngũ cung. Khu vực sao ở phía bắc Trung cung. Tượng sao ở đây giống như con rùa con rắn quấn nhau, nên có tên là Quy Xà. Thường gọi là Huyền Vũ. Có thuyết bảo là nơi ở của Hắc đế. Gồm 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ. Hư, Nguy Nguy, Thất, Bích ở chính giữa, là sao chính của phương bắc. Phía nam sao Hư có 45 sao, như Vũ Lâm, Thiên Khố; phía tây bắc có sao Lũy. Phía tây sao Nguy có hai sao Ty Mệnh, Ty Lộc. Ngoài ra có các sao như Doanh Thất, Thiên Thất, Vương Lang, Sách, Thiên Hoàng, Giang, Bào Qua, Kiến, Hà Cổ, Chức Nữ v.v., tổng cộng 134 sao.

Ngoại cung: Còn gọi là “Ngoại quan” là tượng sao ở bên ngoài một khu vực sao nhất định (như Trung cung chẳng hạn). Trong các cách phân chia khu vực sao khác nhau, vị trí của Trung cung không giống nhau. Tấu thư. Thiên văn chí chia ra Trung cung và Ngoại cung, còn lại là 28 sao. Ngoại cung là tượng sao ở phía nam Xích đạo Tùy thư. Thiên văn chí chia ra 6 khu vực lớn, gồm Trung cung, Tứ thú và Ngoại cung, trong đó Ngoại cung là chỉ tượng sao ở phía nam 28 sao. Còn có cách chia ra 7 khu vực lớn, gồm Ngũ thú, Trung cung, Ngoại cung và 11 khu vực gồm Cửu dã, Trung cung va Ngoại cung.

Tử Vi Tinh: Còn gọi là Tử Vi Viên, Tử Viên, Tử Cung Viên, Tử Vi Cung, Tử Cung. Trung viên trong Tam Viên. Nằm ở vị trí giữa bầu trời phương bắc, nên còn gọi là Trung cung. Do 8 chòm sao hàng rào phía đông (Tả Viên) và 7 chòm sao hàng rào phía tây (Hữu Viên) vây quanh hợp thành. Tượng trưng Hoàng cung trên trời. Sao Bắc cực nằm ở giữa, các sao khác vây quanh hướng vào. Hai hàng rào 15 sao là Cung vệ phiên thần. Nằm giữa hai sao Tả Khu và Hữu Khu, ở bên trong khu vực chốt cửa là 39 chòm sao: Bắc cực, Lương Viên, Tả Phụ, Thiên ất, Thái ất, âm Đức, Thượng Thư, Nữ Sử, Trụ Sử, Ngự Nữ, Thiên Trụ, Đại lý. Câu Trần, Lục Giáp, Thiên Hoàng, Đại Đế Ngu Đế Nội Tòa, Hoa Cái, Giang, Truyền Xá, Nội Giai, Thiên Trù, Bát Cốc, Thiên Bội, Thiên Sàng, Nội Trù, Văn Xương, Tam Sư, Thái Tôn, Thiên Lao, Thái Dương, Thủ, Thế, Tướng, Tam Công, Huyền Qua, Thiên Lý, Bắc Đẩu, Phụ, Thương Thiên. Trong đó có 37 chòm chính, sao Giang là chòm phụ của sao Hoa Cái, sao Phụ là chòm phụ của sao Bắc Đẩu. Gồm 163 ngôi sao chính.

Ngoài ra, còn gọi là Trưởng Viên, Thiên Doanh hoặc sao Kỳ. Tên một chòm sao gồm 15 ngôi. Tức hai hàng rào sao bên phải và bên trái chòm Tử Vi. Hàng rào bên trái gồm 8 ngôi, tính tử phía nam là: Tả Khu, Thương Tể, Thiếu Tể, Thượng Bật, Thiếu Bật, Thượng Vệ, Thiếu Vệ, Thiếu Thừa. Hàng rào bên phải gồm 7 ngôi, tính từ phía nam là: Hữu Khu, Thiếu úy, Thượng Phụ, Thiếu Phụ, Thượng Vệ, Thiếu Vệ, Thượng Thừa. Tượng là tòa nhà của Thiên đế hoặc chỗ ở của Thiên tử. Tượng mệnh. Lại tượng bầy tôi hộ vệ hoàng cung. Tượng sao thẳng hàng chứng tỏ thiên tử đang điểm binh trong cung.

Thái Vi Tinh: Còn gọi là Thái Vi Viên. Thượng Viên trong Tam Viên. Ở vị trí phía đông bắc, dưới chân Tử Vi, phía nam Bắc Đẩu. Do 2 hàng rào, mỗi hàng rào gồm 5 ngôi sao chính, ở 2 phía đông và tây, hợp thành. Tượng trưng Thiên đình, tòa Ngũ đế hoặc dinh phủ của 12 chư hầu. Tòa Ngũ đế nằm ở giữa, các chư hầu làm hàng rào bên trong, mỗi bên có 5 bầy tôi vây quanh. Có cửa hàng rào. Giữa 2 sao Chấp Pháp là cửa chính, phía đông sao Tả Chấp Pháp là cửa phụ bên trái, phía tây sao Hữu Chấp Pháp là cửa phụ bên phải. Ở hang rào phía đông, đông bắc sao Thượng Tướng là cửa Thái Dương; phía bắc sao Thứ Tướng là cửa Đông Trung Hoa. Ở hàng rào phía tây, tây bắc sao Thượng Tướng là cửa Thai Dương; phía bắc sao Thứ Tướng là cửa Tây Trung Hoa; tây bắc sao Thứ Tướng cũng là cửa Thái Dương. Hàng rào bên ngoài tượng trưng Cửu khanh. Thiên quan thu có ghi “Chu Điểu quyền hành”, thì chữ “Hành” là chỉ khu vực Thái Vi Viên.

1) Thái Vi Viên gồm 12 chòm sao. Hàng rào bên trong có các chòm: Cát Giả, Tam Công, Cửu Khanh, Ngũ Chư Hầu, Nội Bình, Ngũ Đế, Hạnh Thần, Thái Tử, Tòng Quan, Lang Tương, Hổ Bôn, Lang Vị. Hai hàng rào là Lưỡng Viên, phía trên Lưỡng viên là chòm sao Thường Trần, Tam Đài. Phía ngoài hàng rào ngoài có các chòm : Minh đường, Linh Đài, Thiếu Vi, Trưởng Viên, chứa tổng cộng 98 ngôi sao chính.

2) Tên Tinh quan (chòm sao), gồm 10 sao. Tức Lưỡng viên ở bên trái và bên phải khu vực sao Thái Vi. Hàng rào bên trái (phía đông) có 5 sao, tính từ phía nam là: Tả Chấp Pháp, Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thứ Tướng, Thượng Tướng. Hàng rào bên phải (phía tây) có 5 sao, tính từ phía nam là: Hữu Chấp Pháp, Thượng Tướng, Thứ Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tể Tướng. Có thuyết cho rằng mỗi Viên gồm 4 sao, Tả Hữu Chấp Pháp là hàng rào phía nam. Tả Chấp Pháp tượng trưng Đình úy, còn Hữu Chấp Pháp là tượng Ngự sử đại phu, chủ những sự gian hiểm. Hai hàng rào đông tây mỗi bên có Tử Phụ, tức là 4 đại thần phò ta. Khi chiêm đoán, nếu sao Chấp Pháp di chuyển là có hình phạt nặng; 8 sao hàng rào mọc ra góc nhọn và dao động, tức là chư hầu mưu hại thiên tử. Mặt trăng, Ngũ kinh thấy nhập vào Thái Vi hợp quĩ đạo thì đoán là cát, nghịch quĩ đạo thì đoán là hung; phạm vào tòa Ngũ đế thì đại hung.

Thiên Thị: Còn gọi là Thiên Thị Viên. Bao gồm:

Hạ Viên trong Tam Viên. Ở chân phía đông nam Tử Vi Viên. Do 2 hàng rào vây quanh, mỗi hang rào gồm 11 ngôi sao chính, ở 2 phía đông (Tả Viên) và tây (Hữu Viên) hợp thành. Tượng trưng đô thị trên trời, còn gọi là “Thái tử suất chư hầu hạnh đô thị”. Đế Tòa cư ở bên trong, có 22 vị quan hoặc chư hầu vây quanh. Cửa Thiên Thị (chợ trời) nằm giữa hai sao ở phía nam.

Khu Thiên Thị Viên gồm 19 chòm sao: Lưỡng Viên, Thị Lâu, Xa Tứ, Tông Chính, Tông Nhân, Tông, Bạch Đạc, Đồ Tứ, Hầu, Đế Tòa, Hoạn Giả, Liệt Tứ, Đấu, Hộc, Quán Sách, Thất Công, Thiên Kỷ, Thiên Sàng, gồm 87 ngôi sao chính. Còn gọi là “Thiên Kỳ Đình”, gồm 22 ngôi, tức hai hàng rào của Thiên Thị Viên. 11 ngôi ở hàng rào phía đông (Tả Viên) tính từ phía nam là: Tống, Nam Hải, Yên, Đông Hải, Tử, Ngô Việt, Tề, Trung Sơn, Cửu Hà, Triệu, Ngụy. 11 ngôi ở hàng rào phía tây (Hữu Viên) tính từ phía nam là: Hành Sở, Lương, Ba, Thục, Tần, Chu, Trịnh, Tấn, Hà Gián, Hà Trung. Tượng chợ trên trời, chủ quyền hành, chủ tụ họp. Kết hợp chiêm đoán với các sao bên trong chợ. Các sao trong chợ mà sáng tỏ, đoán là năm đó được mùa; sao mờ và ít là năm đó mất mùa. Lại tượng quân kỳ của trái chủ việc chém giết. Sao Huỳnh Hoặc ở đó tức là chém đầu kẻ bầy tôi bất trung. Khách tinh ở đó thì đoán là có chuyện dấy binh. Khách tinh ra khỏi đó thì đoán là có quí nhân qua đời.

ĐÔNG PHƯƠNG THẤT TÚ: Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ. Trong đó:

Giốc gồm các sao: Giốc, Bình Đạo, Thiên Điền, Tiến Hiền, Chu Đỉnh, Thiên Môn, Bình, Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn;

Cang gồm các sao: Cang, Đại Giác, Chiết Uy, Tả Nhiếp Đề, Hữu Nhiếp Đề, Ngoan, Dương Môn;

Đê gồm các sao: Đê, Thiên Nhũ, Triệu Dao, Cánh Hà, Đế Tịch, Cang, Trì, Thiên Bức, Trận Xa, Ky Quan, Ky Trận Tướng Quân, Xa Ky;

Phòng gồm các sao: Phòng, Phạt, Tây Hàm, Nhật, Câu Linh, Kiện Bế, Đông Hàm, Tòng Quan;

Tâm gồm các sao: Tâm, Tích Tốt;

Vĩ gồm các sao: Vĩ, Thần Cung, Quy, Thiền Giang, Phó Thuyết, Ngư;

Cơ gồm các sao: Cơ, Khang, Chử,

Tổng cộng 46 chòm sao chính, 2 chòm phụ, với 186 ngôi sao.

BẮC PHƯƠNG THẤT TÚ: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Trong đó:

Đẩu gồm các sao: Đẩu, Kiến, Thiên Biền, Biết, Thiên Kê, Thiên Thược, Cẩu Quốc, Thiên Uyên, Cẩu, Nông Trượng Nhân;

Ngưu gồm các sao: Ngưu, Thiên Điền, Cửu Khảm, Hà Cố, Chức Nữ, Tả Kỳ, Hữu Kỳ, Thiên Phù, La Yến, Tiệm Đài, Liên Đạo;

Nữ gồm các sao: Nữ, Thập Nhị Quốc, Li Châu, Bại Qua, Hộ Qua, Thiên Tân, Hề Trọng, Phù Khuông;

Hư gồm các sao: Hư, Ty Mệnh, Ty Lộc, Ty Nguy, Ty Phi, Khốc, Khấp, Thiên Lũy Thành, Bại Cữu, Li Du;

Nguy gồm các sao: Nguy, Phần mộ, Nhân Chủ, Cữu Xa Phủ, Thiên Câu, Tạp Phụ, Cái Ốc, Hư Lương, Thiên Tiền;

Thất gồm các sao: Thất, Li Cung, Lôi Điện, Lũy Bích Trận, Vũ Lâm Quân, Phu Việt, Bắc Lạc Sư Môn, Nhập Khôi, Thiên Cương, Thổ Công Sứ, Đằng Xà;

Bích gồm các sao: Bích, Tích Lịch, Vân Vũ, Thiên Cứu, Phu Chất, Thổ Công;

Tổng cộng 65 chòm sao chính, 2 chòm phụ, với 408 ngôi sao.

TÂY PHƯƠNG THẤT TÚ: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm. Trong đó,

Khuê gồm các sao: Khuê, Ngoại Bình, Thiên Hỗn, Thổ Ty Không, Quân Nam Môn, Các Đạo, Phụ Lộ, Vương Lương, Sách;

Lâu gồm các sao: Lâu, Tả Cánh, Hữu Cánh, Thiên, Thiên Canh. Thiên Đại Tướng Quân.

Vị gồm các sao: Vị, Thiên Bẩm, Thiên Khuân, Thiên Lăng, Thiên Thuyền, Tích Thi, Tích Thúy;

Mão gồm các sao: Mão, Thiên A, Nguyệt, Thiên Nguyệt, Sô Cảo, Thiên Uyển, Quyển Thiệt, Thiên Sàm, Lệ Thạch;

Tất gồm các sao: Tất, Phụ Nhĩ, Thiên Nhai, Thiên Tiết, Chư Vương, Thiên Cao, Cửu Châu Thù Khẩu, Ngũ Xa, Trụ, Thiên Hoàng, Hàm Trì, Thiên Quan, Sâm Kỳ, Cửu Du, Thiên Viên;

Chủy gồm các sao: Tư, Tọa Kỳ, Ty Quái;

Tổng cộng 54 chòm sao chính, 2 chòm phụ, với 297 ngôi sao.

Sâm gồm các sao: Sâm, Phạt, Ngọc Tỉnh. Bình, Khố Tỉnh, Xí, Thỉ;

NAM PHƯƠNG THẤT TÚ: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương Dực, Chẩn. Trong đó,

Tỉnh gồm các sao: Tỉnh, Việt, Nam Hà, Bắc Hà, Thiên Tôn, Ngũ Chư Hầu, Tích Thủy, Tích Tân, Thuỷ Phủ, Thủy Vị, Tứ Độc, Quân Thị, Dã Kê. Tôn, Tử, Trượng Nhân, Quyết Khâu, Thiên Lang, Hồ Thỉ, Lão Nhân;

Quỷ gồm các sao: Quỷ, Tích Thi, Quan, Thiên Cẩu, Ngoại Trù, Thiên Xã, Thiên Ký;

Liễu gồm các sao: Liễu, Tửu Kỳ;

Tinh gồm các sao: Tinh, Hiên Viên, Khanh Nữ, Nội Bình, Thiên Tướng, Thiên Tắc,

Trương gồm các sao: Trương, Thiên Miếu;

Dực gồm các sao: Dực, Đông Bình;

Chẩn gồm các sao: Chẩn, Trương Sa, Tả Hạt, Quân Môn, Thổ Ty Không, Thanh Khưu, Khí Phu;

Tổng cộng 42 chòm sao chính, 5 chòm phụ, với 245 ngôi sao.

NGŨ TINH: Còn gọi là “Ngũ tá”, “Ngũ vĩ”. Chỉ 5 sao ngũ hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Vận hành cạnh Hoàng đạo. Thời cổ Trung Quốc gọi chúng là Tuế Tinh, Huỳnh Hoặc, Điền Tinh (hoặc Trấn Tinh), Thái Bạch, Thần Tinh. Cốc lang truyện tụ sớ viết “Ngũ tinh tức là Tuế Tinh ở phương Đông, Huỳnh Hoặc ở phương Nam, Thái bạch ở phương Tây, Thần Tinh ở phương Bắc, Trấn Tinh ở giữa vậy”. Gọi là sao Mộc, sao Hỏa, sao Thổ, sao Kim, sao Thủy tức là theo thuyết ngũ hành giải thích tượng trời, “đất có ngũ hành, trời có ngũ tinh”. Trong thuyết ngũ hành, 5 sao là tinh của ngũ hành.

Tuế tinh là tinh của Mộc,

Huỳnh Hoặc là tinh của Hỏa,

Trấn tinh là tinh của Thổ,

Thái Bạch là tinh của Kim,

Thần tinh là tinh của Thủy.

Hán thư – Luật lịch chí viết: “Thủy hợp với Thần tinh, Hỏa hợp với Huỳnh Hoặc, Kim hợp với Thái Bạch, Mộc hợp với Tuế tinh, Thổ hợp với Trấn tinh”. 5 sao làm hành tinh của hệ Mặt trời, đối xứng với hằng tinh của trời xa, có sự vận động nhìn thấy khá rõ; cổ nhân thường quan sát hiện tượng vận động: biến đổi, màu sắc sao, trong mối quan hệ của chung với nhau, với mặt trăng, mặt trời và vị trí 28 tinh tú mà chiêm đoán.

Từ ngữ thường dùng biểu đạt các hiện tượng ấy là: tại, nhập, xuất, phạm, thủ, lưu, thuận hành, nghịch hành, qui đạo, tu, hợp, yểm (che), thực (ăn), lâm, trú kiến (nhìn thấy ban ngày), tranh minh (tranh sáng), liên châu, tịnh xuất v.v. . .

Hiện tượng khác nhau, dự đoán sẽ khác nhau. Sử liệu cổ của Trung Quốc chứa rất nhiều nội dung chiêm nghiệm 5 sao. Sách lụa tìm thấy trong ngôi mộ cổ đời Hán ở đồi Mã Vương, Trường Sa, nhan đề Ngũ tinh chiêm ghi chép rất tỉ mỉ về sự vận hành 5 sao đó kèm theo các dự đoán.

Ngũ tá: Tức Ngũ tinh. Thuật chiêm tinh cổ đại cho rằng 5 sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ “khi ẩn khi hiện, vận hành có độ”, phò tá trời hành đức, nên gọi là Ngũ Tá. Ngũ vĩ,  Tức Ngũ tinh. Thời cổ gọi hằng tinh là sao Kinh, hành tinh là sao Vĩ. Văn tuyển, Trương Hoành của Lý Thiện Chú viết: “Ngũ vĩ là Ngũ tinh vậy”.

Tam quang: Thuật ngữ chiêm tinh cổ đại. Chỉ Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa). Thiên quan thư dẫn Tống Quân, viết : “Tam quang là Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh vậy”.

Tam vọng: Thuật ngữ chiêm tinh cổ đại. Chỉ Mặt trời, Mặt trăng và Ngũ tinh (Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa).

Khách tinh: Thuật ngữ chiêm tinh cổ đại. Là ngôi sao lạ ít thấy, ngẫu nhiên nhìn thấy. Cụ thể chỉ sao nào, thì sử liệu ghi chép rất khác nhau. Thiên quan thư là sách đầu tiên dùng thuật ngữ này, nhưng chỉ sao nào thì không rõ. Thiên văn chí đời Tấn, đời Tùy mới xác lập loại sao này, nói là nhìn thấy (nó) không định kỳ, (nó) vận hành vô độ. Đến Thiên văn chí đời Minh thì coi đó là ngôi sao mới xuất hiện, nhưng ở chương Khách tinh thì phần lớn dùng để gọi sao Chổi. Tục văn hiến thông khảo thời Càn Long thì coi các loại sao lạ là Khách tinh. Vậy Khách tinh thường là tên gọi chung các ngôi sao mới và sao Chổi.

Trong sử liệu, nói về Khách tinh chủ yếu có Chu Bá, Lão Tử, Vương Bồng Tự, Quốc Hoàng, ôn Hoàng. Thưởng căn cứ vào việc nhìn thấy nó, vận hành, màu sắc, độ lớn nhỏ, sự lưu thủ mà đoán. Sao lớn thì có chuyện lớn, sao nhỏ thì có chuyện nhỏ. Màu vang thì cát màu trắng là có tang, màu xanh có lo buồn, màu đen là chết chóc, màu đỏ có chiến tranh, thời gian xảy ra sẽ trong khoảng 3 năm. Khách tinh nhập vào cung nào, thì đoán sự việc xảy ra ở chòm sao ấy, vận hành đến chỗ nào, thì nơi ấy, nước ấy có họa.

Lưu tinh: Thuật ngữ chiêm tinh cố đại. Tinh thể lao vút trên bầu trời nhanh nhủ mũi tên, là hiện tượng do bụi vũ trụ bay vào khí quyển trái đất, bị ma sát mà phát sáng. Sự chuyển động phát quang của nó tạo ra nhiều hình dạng, đường bay khác nhau. Thời xưa, từ trên giáng xuống gọi là Lưu, từ dưới vút lên gọi là Phi. Việc dự đoán dựa vào kích thước to nhỏ, nhiều ít, hình dạng, âm thanh, đường vận hành, ngắn dài, độ nhìn rõ v.v… Tượng cho thiên sứ. To thì thiên sứ cấp cao, nhỏ thì cấp thấp; phát ra âm thanh là tượng giận dữ; vút nhanh thì việc xảy ra nhanh, chậm thì sự việc xảy ra chậm; lớn mà không sáng là sự việc của đông đảo quần chúng; nhỏ mà sáng là việc của quí nhân, to mà sáng là việc của nhiều quí nhân. Lúc sáng lúc tắt là tượng giặc bại; trước to sau nhỏ là việc lo buồn, trước nhỏ sau to là việc vui mừng. Chuyển động ngoằn ngoèo như rắn là chuyện gian tà; dài thì sự việc kéo dài, ngắn thì sự việc mau chóng. Sao chúi xuống vùng nào, vùng ấy có chiến sự. Trời quang đãng mà thấy Lưu tinh, hơn nữa hồi lâu không rớt, là có bão lớn làm đổ nhà gãy cây. Lưu tinh nhỏ, nhưng nhiều hàng trăm, tán phát tứ phía, là tượng dân di cư ồ ạt. Sử chép hơn 2 ngàn lần có Lưu tinh. Các Lưu tinh chú yếu có Thiên Bảo, Trì Nhạn, Thiên Nhạn, Đốn Ngoan, Giải Hàm, Đại Hoạt, Uông Thỉ, Thiên Cẩu, Thiên Hình, Doanh Đầu.

Thụy tinh: Thuật chiêm tinh cổ đại cho rằng có một vài sao lạ vốn là sao lành, nếu nhìn thấy sẽ có phúc, có đạo, có đức. Các sao đó gọi là Thụy inh. Sử liệu chép có các Các Thụy tinh chính là: Cảnh Tinh, Chu bá, Hàm Dự, Cách Trạch.

Yêu tinh: Thuật chiêm tinh cổ đại cho rằng có một vài sao lạ vốn là sao hung, nếu nhìn thấy sẽ có tai hoạ, tranh đoạt, chiến tranh, chết chóc, nên gọi chúng là Yêu tinh (sao yêu quái). Thường cho rằng phần lớn là do tinh của Ngũ tinh bị tán thoát tạo nên, là tạp khí của sao. Thời Hán người ta gọi những đám mây ngũ sắc cạnh Mặt trăng nhìn thấy vào ngày Dần là Yêu tinh.

Các Yêu tinh chính có: sao Chổi, Thiên Bội, Thiên, Thiên Sàm, Thiên Xung, Quốc Hoàng, Suy Vưu, Thiệu Minh, Ty Nguy, Ngũ Tàn, Lục Tặc, Bồng Tinh, Chúc Tinh, Tuân Thủy, Ngục Hán, Trưởng Canh, Tứ Trấn, Địa Duy Tàng Quang. Nhìn thấy chúng ở nước nào thì nước ấy có triệu chứng vô đạo, thất lễ, binh đao, đói rét, thủy tai, hạn hán, chết chóc. Cho rằng hễ chúng xuất hiện, dù hình dạng thế nào, cũng đều gây tai ương. Thời gian xuất hiện kéo dài thường không quá một năm, nếu kéo dài 3 năm, thì ắt nước mất thành tan, vua chết, thiên hạ đại loạn, chiến tranh liên miên, thây chất đầy đồng. Yêu tinh xuất hiện mà to và dài, thì tai ương lớn và lâu; nhỏ và ngắn thì tai ương nhỏ và chóng qua; đuôi sao Chổi dài từ 3 đến 5 thước, tai họa kéo dài trăm ngày, từ 5 thước đến 1 trượng, tai họa kéo dài 1 năm, từ 1 đến 3 trượng, tai họa 3 năm; từ 3 đến 5 trượng, tai họa 5 năm; từ 5 đến 7 trượng, tai họa 7 năm; từ 10 trượng trở lên, tai họa 9 năm.

Trung đạo: Tức Hoàng đạo, còn gọi là Quang đạo. Đường vận hành trong 1 năm của mặt trời giữa các hằng tinh mà ta nhìn thấy. Hán thư, Thiên văn chí viết: “Mặt trời có Trung đạo”. Mặt trăng và Ngũ tinh cũng vận hành gần Trung đạo. Thời cổ nói Trung đạo phía bắc đến sao Tỉnh, phía nam đến sao Ngưu phía đông đến sao Giốc, phía tây đến sao Lâu; tiết Hạ Chí đến sao Tỉnh, tiết Đông Chí đến sao Ngưu, tiết Xuân Phân đến sao Lâu, tiết Thu Phân đến sao Giốc. Căn cứ mặt trời, mặt trăng và Ngũ tinh vận hành theo Trung đạo mà xác định bốn mùa, dự đoán khi hậu. Thời cổ cũng có khi gọi Trung đạo là Quỹ đạo.

Thiên Hán: Tức Ngân Hà, còn gọi là Thiên Hà, Ngân Hán hoặc Hán Tân. Là hệ sao do rất nhiều hằng tinh hợp thành. Thời cổ thấy nó có hình dạng một dải mây sáng, nên gọi là Hà (dòng sông tượng dòng sông trên trời. Thời cổ cho rằng nó khởi nguồn tử phương đông, qua đuôi sao Ki thì tách ra hai nhánh nam bắc; nhánh nam đi qua các sao Phó Thuyết, Ngư, Thiên Thược, Thiên Bôn, Hà Cổ; nhánh bắc đi qua các sao Quy, sao Ki, Nam Đẩu Khôi, Tả Kỳ, đến dưới sao Thiên Tân thì hợp với nhánh nam mà chảy về phía tây nam, vòng sao Qua, qua sao Nhân, sao Chử, Thiên Thuyền, Quyển Thiệt; rồi đi về phía nam, qua Ngũ Xa, Bắc Hà Nam, nhập vào vị trí sao Tỉnh mà chảy ra đông nam, cuối cùng chìm lẫn vào sao Thất Tinh. Thuật chiêm tinh thường căn cứ vị trí của Thiên Hán qua chòm sao nào mà xem tượng, dự đoan nhân sự.

Tinh đấu quang đãi: Còn gọi là Tinh đấu. Chỉ hiện tượng biến đổi sao, ánh sáng giữa Ngũ tinh hoặc giữa các hằng tinh xâm phạm nhau, tương phản nhau. Thiên quan thư chính nghĩa: “Đấu, tức là ánh sáng tương phản với nhau”. Tùy thư – Thiên văn chí viết: “Phàm cùng bỏ là họp, phạm vào nhau là đấu”. Sao đấu nhau, thì đoán là thiên hạ đại loạn; Ngũ tinh đấu nhau, thì có chiến tranh, quân không xuất chinh ắt là nội loạn, hai sao đấu nhau ở cự li gần thì tai họa 1ớn, cự li xa thì vô hại.

Tinh trú kiến: Chỉ ngôi sao (chủ yếu là Ngũ tinh) có thể nhìn thấy vào ban ngày. Là hiện tượng biến đổi của sao. Có các trường hợp: cùng xuất hiện khi mặt trời mọc, tranh sáng với mặt trời, ban ngày mà quầng sáng vẫn còn. Cùng xuất hiện khi mặt trời mọc thì gọi là “gả chồng”, tranh sáng với mặt trời gọi là “tranh sáng”, ban ngày mà quầng sáng vẫn còn cũng gọi là “tranh sáng”.

Hằng tinh bất hiến: Chỉ hằng tinh giữa đêm khuya vẫn không nhìn thấy. Là hiện tượng biến đổi của sao. Hằng tinh tượng trưng nhân quần, không thấy hằng tinh là tượng chư hầu quay lưng, không chịu phò tá quân vương; cũng tượng trưng không có quân vương. Còn tượng trưng chúa không nghiêm, luật pháp sa sút, hoặc thiên tử mất quyền, chư hầu làm loạn.

Tinh dao: Chỉ ánh sáng của hằng tinh hoặc Ngũ tinh dao động. Là hiện tượng biến đổi của sao. Đoán rằng dân chúng mệt mỏi.

Tinh vẫn: Là hiện tượng sao băng, sao đổi ngôi. Là hiện tượng biến đổi của sao. Căn cứ sao băng lớn nhỏ, nhiều ít, hình dạng, hướng sao (rơi) mà dự đoán. Sao băng lớn là dương mất địa vị, âm lấn lướt, có họa. Nhiều sao băng là người mất uy thế. Phàm sao băng đều đoán là chính sự có biến động. Sao băng rơi xuống phía nào, nơi ấy có chiến trường, thiên hạ loạn li, thời gian 3 năm. Nhiều sao cùng sa là nhiều người chết. Sao sa như mưa là thiên tử suy yếu, chư hầu làm loạn, lập minh chủ mới. Sao sa từ đường chân trời, là thiên tử thất đạo, kỷ cương rối ren.

TINH QUAN TAM VIÊN Bắc Cực: Còn gọi là Bắc Thần. Tên chòm sao. Chỉ ngôi sao ở sát Bắc cực. Có thời chỉ chòm sao Bắc Cực. Trong lịch sử, từng lấy sao Đế làm sao Bắc Cực (như Thiên quan thư). Sau lấy sao Nữu làm sao Bắc Cực. Chòm sao Bắc Cực gồm 5 ngôi: Thái Tử, Đế, Thứ Tử, Hậu, Nữu hoặc Bắc Cực. Sao thứ 5, sao Nữu, còn gọi là sao Thiên Khu. Tùy thư. Thiên văn chí viết: “Trời vận động không ngừng, Tam Quang đổi ngôi, riêng sao Cực không xê dịch, nên nói mọi ngôi sao đều hướng về chỗ nó”. Tượng trưng cho bậc chí tôn của mọi ngôi sao, chỗ ở của đế vương. Trong chòm này, sao Thái Tử chủ mặt trăng, sao Đế chủ Mặt trời, sao Thứ Tử chủ Ngũ tinh. Dự đoán, nếu sao Đế không sáng, thì vua chúa không dụng sự; sao Thái Tử không sáng, thì vương tử trong cung đình lo âu.

Bắc Thần: Tức Bắc Cực hayThiên Cực tinh: Tên chòm sao. Chỉ sao Cực của bầu trời. Thời cổ Trung Quốc thường lấy ngôi sao ở gần Bắc cực làm sao Cực, nên còn gọi là sao Bắc Cực, Bắc Thần. Thiên quan thư lấy sao Đế làm sao Cực, gọi là sao Thiên Cực, đồng thời dùng tên đó để gọi Trung cung. Sách Ấn Dẫn Văn diệu câu viết: “Trung cung đại đế, tinh của nó là sao Bắc Cực”. Tượng trưng cho bậc chí tôn của mọi ngôi sao, chỗ ở của đế vương. Tùy thư – Thiên văn chíviết: “Mọi ngôi sao đều hướng về chỗ nó”.

Tứ Phụ: Còn gọi là Tứ Bật. Tên chòm sao. Gồm 4 ngôi. Ở gần sao Bắc Cực, thành hình dạng ôm lấy sao đó. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng trưng cho sự phò tá Bắc Cực.

Thái Nhất: Còn gọi là Thái ất – Tên Thiên thần. Thiên quan thư chính nghĩa viết :”Thái Nhất là biệt danh của Thiên đế vậy”. Lưu Bá Trang viết: thái Nhất là vị thiên thần tôn quí nhất”. Cư ở Trung cung, tượng trưng thiên thần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Ở phía nam sao Thiên Nhất, chủ mưa gió, thủy tai hạn hán, binh biến, đói khát, dịch bệnh. Thái Nhất không sáng hoặc đổi vị trí là tượng tai họa. Cùng với Thiên Nhất chỉ việc vua lên ngôi, lập Thái tử truyền ngôi. Nếu mờ thi việc lên ngôi không thành.

Thiên Ất Tức Số Thái Ất Thiên Nhất: Còn gọi là Thiên ất – Tên thiên thần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên, ở gần miệng sao Bấc đẩu, phía ngoài cửa Tử Cung, cạnh phía bắc sao Hữu Khu, phía nam sao Thái Nhất. Cổ nhân cho rằng ánh sáng của nó tương đối yếu, khi thấy khi không. Tượng thần của Thiên đế chủ chiến đấu, biết cát hung. Nếu sáng. là âm dương hài hòa, vạn vật trưởng thành, vua cát lợi; nếu quá mờ, thì âm dương không hòa, vạn vật không thành, vua gặp hung hiểm. Cùng với Thái Nhất chỉ việc vua lên ngôi, lập Thái tử truyền ngôi. Nếu mờ thì việc lên ngôi không thành.

Khuông vệ phiên thần: Ngụ ý quần thần bảo vệ xung quanh. Thuật chiêm tinh cổ đại dùng quan chức của xã hội loài người mà biểu đạt vị trí của các hằng tinh, quan hệ tôn ti của chúng, phân chia giới hạn tượng sao. Trong Ngũ cung, Thiên quan thư chép rằng Trung cung và Nam cung mỗi cung có 12 sao phiên thần (hộ vệ) vây quanh, tạo thành 2 khu vực sao là Trung cung, hoặc Tử cung, và Nam cung, hoặc Thái Vi. Hộ vệ Trung cung là các sao Hữu Khu, Thiếu úy, Thượng Phụ, Thiếu Phụ, Thiếu Vệ, Thượng Thừa ở phía tây và các sao Tả Khu, Thượng Tể, Thiếu Tể, Thượng Bật, Thiếu Bật, Thiếu Vệ. Hộ vệ Nam cung là các sao Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tướng, Thứ Tướng ở phía tây và các sao Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tướng, Thứ Tướng ở phía đông cung hai sao Tả, Hữu Chấp Pháp. Hai cụm sao phiên thần đó về sau gọi là Lưỡng Viên, tức Lưỡng Viên của Tử Vi Viên và Lưỡng Viên của Thái Vi Viên.

Lưỡng Viên: Còn gọi là Lưỡng Phiên. Chỉ hai chòm sao Tả Viên (Đông Phiên) và Hữu Viên (Tây Phiên) của Tử Vi Viên.

Tả Viên: gồm 8 sao, Hữu Viên gồm 7 sao, cộng là 15 sao. Ở phía bắc sao Bắc Đẩu.

– 8 sao Tả Viên tính từ phía nam là: Tả Khu, Thượng Tể, Thiếu Tể, Thượng Bật, Thiếu Bật, Thiếu Vệ, Thiếu Thừa.

– 7 sao Hữu Viên tính từ phía nam là: Hữu Khu, Thiếu úy, Thượng Phụ, Thiếu Phụ, Thiếu Vệ, Thượng Thừa. Giữa hai sao Tả, Hữu Khu có hình dạng cửa đóng mở, là cổng lớn của Tử cung. Lưỡng Viên lại gọi gộp là chòm sao Tử Vi, hoặc còn gọi là Trưởng Viên, Thiên Doanh hoặc Kỳ Tinh.

Khi dự đoán, thấy Tử Vi thì có 2 nghĩa: Chỉ hai chòm sao Tả Viên (Đông Phiên) và Hữu Viên (Tây Phiên) của Thái Vi Viên. Tả Viên gồm 5 sao, Hữu Viên gồm 5 sao, cộng là 10 sao. Ở phía nam sao Bắc Đẩu Hai Viên thành hình hàng rào vây quanh khu vực sao Thái Vi. 5 sao Tả Viên tính từ phía nam là: Tả Chấp Pháp, Thượng Tể Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tướng, Thứ Tướng. 5 sao Hữu Viên tính tử phía nam là: Hữu Chấp Pháp, Thượng Tướng, Thứ Tướng, Thứ Tể Tướng, Thượng Tể Tướng. Trong 12 phiên thần của Nam cung, Thiên quan thư chép rằng mỗi sao Tả, Hữu Chấp Pháp gồm 2 sao. Lương Viên lại gọi gộp là chòm sao Thái Vi.

Khi dự đoán, thấy Thái Vi thì có 2 nghĩa. Chỉ hai chòm sao Tả Viên (Đông Phiên) và Hữu Viên (Tây phiên) của Thiên Thị Viên. Tây Viên gồm 11 sao, Hữu Viên gồm 11 sao, cộng là 22 sao ở phía đông nam Tử Vi Viên. Hai Viên thành hình hàng rào vây quanh khu vực sao Thiên Thị. 1 1 sao Tả Viên tính từ phía nam là : Tống, Nam Hải, Yên, Đóng Hải, Từ, Ngô Việt, Tề, Trung Sơn, Cửu Hà, Triệu, Ngụy. 11 sao Hữu Viên tính từ phía nam là : Hàn, Sở, Lương, Ba, Thục, Tần, Chu, Trịnh, Tấn, Hà, Gián, Hà Trung. Giữa hai Viên có cửa Thiên Thi hoặc Thiên Môn.

Khi dự đoán, thấy Thiên Thị thì có 2 nghĩa. Tả Viên : Tên chòm sao. Tử Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên đều có chòm sao Tả Viên của mình. Xem mục Lưỡng Viên. Hữu Viên : Tên chòm sao. Từ Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên đều có chòm sao Hữu Viên của mình

Âm đức: Tên chòm sao. Gồm 2 sao. Tấn thư – Thiên văn chí gọi là âm Đức và Dương Đức. Nằm ở gần miệng sao Bắc Đẩu, phía tây sao Thượng Thư, ánh sáng tương đối yếu Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nữ chúa trong cung, chủ ban phúc đức và ân huệ. Khi dự đoán, coi sao này không sáng là tốt; nếu sáng là vua mới thiên vị; nếu sáng lung linh, thì có họa thê thiếp trong cung.

Dương Đức: Tên chòm sao. Một trong hai sao của chòm âm Đức. Tấn thư. Thiên văn chí gọi chòm này có 2 sao âm Đức và Dương Đức.

Thượng Thư: Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở phía trong Tả Viên Tử Vi, phía dưới sao Ngự Nữ. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. chủ sự bàn mưu. Nếu sao này sáng thì đoán là tốt.

Trụ sứ: Tên chòm sao. Còn gọi là Trụ Hạ Sứ. Gồm 1 sao, ở phía trong Tả Viên Tử Vi, phía dưới sao Thiên Trụ, nên có tên đó. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng quan tá hữu sứ. Chủ đã ghi chép.

Nữ sử: Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở dưới sao Ngự Nữ. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng địa vị thấp của phụ nữ. Chủ việc tiết lộ.

Ngự nữ: Tên chòm sao. Còn gọi là Nữ Ngự Quan. Gồm 4 sao, ở phía bắc sao Câu Trần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. tượng 81 ngự thê, chủ việc hậu cung.  Gồm 1 sao, ở chót phía nam sao Hiên Viên, thuộc Nam cung. Có khi được coi là 1 sao trong chòm Hiên Viên.

Thiên Trụ: Gọi tắt là Trụ. Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở gần Tả Viên bên trong Tử Vi Viên. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng thiết lập chính pháp, chủ cấm lệnh và thi hành pháp lệnh. Chỉ Ngũ Trụ – Tam Trụ – Tam Đài.

Đại Lý: Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở bên trái cửa Tử Vi Viên, gần sao âm Đức. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chỉ phán quyết ngục hình.

Câu Trần: Tên chòm sao. Còn gọi là Chính Phi. Cũng là sao Bắc Cực ngày nay. Gồm 6 sao. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ Lục quân. Lại tượng trưng Hậu cung, Chính phi của đại đế hoặc tòa Thiên đế. Chủ việc hoàng hậu và phi tần.

Hậu Câu tú tinh: Còn gọi là Hậu phi tứ tinh. Chỉ 4 ngôi sao sáng trong 6 ngôi của chòm Câu Trần. Gắn sao Đế là sao Câu Trần thứ tư, tiếp đến Câu Trần thứ ba, Câu Trần thứ hai, rồi đến ngôi sáng nhất là Câu Trần thứ nhất. Còn gọi là sao Chính Phi. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. có thuyết nói là 4 sao Tứ Phụ.

Lục Giáp: Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở bên phải chòm Ngũ đế. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. chủ việc chia âm dương mà định khí hậu, ban bố chính giáo.

Thiên hoàng đại đế: Tên chòm sao. Còn gọi là Thiên hoàng đại đế, Thiên Vương. Gồm 1 sao, ở trong Tử Vi Viên, ở giữa Câu Trần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng trưng thần Diệu Phách Bảo. Chủ thần linh ngự chúng.

Ngũ đế nội tòa: Tên chòm sao. Gọi tắt là Đế tòa. Chỉ tòa Ngũ đế. Vi nằm trong Nam cung Thiên đế hoặc đình Tam Quang (Thái Vi), nên có tên gọi đó. Gồm 5 sao, ở trong Tử Vi Viên, dưới sao Hoa Cái, trên sao Câu Trần. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nơi ở của Ngũ đế. Nếu Khách tinh nhập Tử cung là phạm, là đại thần khinh chúa.

Hoa Cái: Tên chòm sao. Gồm 9 sao ở phía trên sao Thiên hoàng đại đế. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng trưng cái lọng che tòa Thiên đế. Chủ việc của quân vương.

Giang: Tên chòm sao. Gồm 9 sao, ở phía bắc sao Thiên hoàng đại đế. Phía tây nam sao Hoa Cái, phía đông bắc tòa Ngũ đế. Thuộc Trung cung hoặc Tư Vi Viên. Chòm phụ của sao Hoa Cái. tượng cái cán lọng Hoa Cái.

Truyền Xá: Tên chòm sao. Gồm 9 sao, ở bên trên sao Hoa Cái, gần Thiên Hà. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nơi đón tân khách, chủ người Hồ vào Trung Quốc. Khách tinh mà thủ ở đây là có kẻ gian hoặc dân Hồ động binh.

Nội Giai: Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở phía bắc sao Văn Xương. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng bậc thềm của Thiên hoàng.

Thiên Trù: Tên chòm sao. Gồm 6 sao. Ở phía đông bắc bên ngoài Tử Vi Viên. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi viên. Tượng nhà bếp của Thiên phủ, chủ yến tiệc linh đình.

Bát Cốc: Tên chòm sao. Gồm 8 sao, ở phía tây bên ngoài Tử Vi Viên, phía bắc sao Ngũ Xa, bên trong Hoa Cái. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ Hậu tuế. Không thấy 1 sao, thì không thu hoạch một loại trong ngũ cốc. Thấy rõ cả chòm sao, thì được mùa lớn.

Thiên Bổng: Tên chòm sao. Gồm 5 sao, ở phía tây Tử Vi Viên, đông bắc Nữ Sàng. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ phân tranh và hình ngục. Lại chủ tàng binh, gặp nạn. Không thấy 1 sao, đoán là nước sẽ dấy binh. Thường cùng chiêm đoán với sao Thiên, nên gọi là Bổng.

Thiên Sàng: Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở bên ngoài cửa Tử Vi Viên. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ nơi ngủ, nghỉ ngơi.

Nội Trù: Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở bên ngoài góc tây nam Tử Vi Viên , bên trên sao Thiên Nhất và Thái Nhất. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ việc ăn uống của 6 cung, việc ăn uống của Hoàng hậu và Thái tử.

Văn Xương: Còn gọi là Cung Văn Xương. Tên chòm sao. Gồm 6 sao, Thiên quan thư nói đó là các sao Thượng Tướng, Thứ Tướng, Quý Tể Tướng, Ty Mệnh, Ty Trung, Ty Lộc. Hán thư & Thiên văn chí nói ngôi sao thứ 5 là Ty Lộc, ngôi thứ 6 là Ty Tai. Tùy thư & Thiên văn chí nói ngôi sao thứ 4 là Ty Lộc, ngôi thứ 5 Ty Mệnh, Ty Quái, ngôi thứ 6 là Ty Quán. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Ở phía trên sao Bắc Đẩu, thành hình bán nguyệt. Tượng lục phủ trên trời, chủ đầu mối thiên đạo. Khi đoán, nếu sáng, 6 sao chỉnh tề, thì là điềm tốt lành.

Tam Sư: Tên chòm sao. Gồm 3 sao, ở phía bắc cái gáo sao Bắc Đẩu, bên trái Hữu Viên Tử Vi, gần sao Thiếu Phụ. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Sử liệu thường gọi gộp cùng sao Tam Công thành Tam Sư Tam Công. Về dự đoán, xem nghĩa thứ nhất mục Tam Công.

Thái Tôn: Còn gọi là Thiên Tôn. Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở phía bắc sao Trung Đài của Tam Đài, phía tây sao Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng thân thích của hoàng cung.

Thiên Lao: Tên chòm sao. Gồm 6 sao, ở phía tây sao Bắc Đẩu. Thuộc Nam cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng nhà lao của quí nhân, chủ cấm bạo dâm.

Thái Dương Thú: Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở bên trái sao Tể Tướng. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng đại thần đại tướng; chủ việc cảnh giới đề phòng bất trắc, thiết lập võ bị. Sao này xuất hiện không bình thường, thì đoán là có chiến tranh.

Thế: Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở tây bắc sao Thái Dương Thủ, phía tây sao Thiên Lao. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng người cung hình.

Tướng: Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở phía nam sao Bắc Đẩu, gần sao Thiên Quyền thuộc chòm Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ thống lĩnh mọi ty sở, phò tá đế vương an đinh bang quốc, nắm giữ mọi việc. Sao nay sáng là tốt lành.

Tam Công: Tên chòm sao. Gồm 3 sao: Thái úy – Tư Đồ – Tư Không, ở phía nam cái gáo sao Bắc Đẩu phía đông giáp sao Dao Quang. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên sau công phân chia thái úy, tử đồ, tư không. Chủ việc hòa âm dương, phò tá cơ vụ, tuyên đức hóa, điều thất chính. Khi dự đoán, nếu sao này ở yên vị là tốt, di chuyển là hung. Kim, Hỏa thú ở đó thì đoán là xấu. Tức “Nội tòa Tam Công” của Thái Vi Viên.

Huyền Qua: Tên chòm sao. Còn gọi là Nguyên Qua. Gồm 1 sao. Tùy thư. Thiên văn chí nói gồm 2 sao, ở cạnh sao Dao Quang. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ việc binh nhà Hồ, hoặc chủ việc Bắc di (rợ phía bắc). Khách tinh thủ ở đây, đoán là quân Hồ đại bại.

Thiên Lý: Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở cạnh sao Bắc Đẩu, tượng nhà lao của quí nhân. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Sao sáng thi đoán là quí nhân hạ ngục.

Bắc Đẩu: Tên chòm sao. Gọi tắt là Đẩu. Gồm 7 sao, ở phía bắc Thái Vi Viên, thành hình cái gáo ở bầu trời phương bắc. 7 sao là : Khu, Thi, Cơ, Quyền, Hành, Khai Dương, Dao Quang. 4 sao đầu là miệng gáo, 3 sao sau là cán gáo. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Bắc Đẩu là tượng trưng cổ họng của trời hoặc xe trời, là cơ chế thất chính, nguyên thể âm dương nên vận hành ở trên trời, giám sát tứ phương, thiết lập 4 mùa, cân bàng ngũ hành. 7 ngôi sao đó tượng trưng và chủ điều gì, các sách nói không thống nhất. Có thuyết nói Khu là khu vực trên trời, Thi là phân phát, Quyền là cân bằng nặng nhẹ, Cơ là biến động, Khai Dương là mở khí dương, Dao Quang la dao động ánh sáng. Có thuyết nói Khu là trời, Thi là đất, Cơ là ngươi, Quyền là thời gian, Khai Dương là luật, Dao Quang là sao, Ngọc hoàng là âm. Thạch thị tinh chiêm thì cho rằng 7 sao lần lượt chỉ trời, đất, hỏa, thủy, thổ, mộc, kim; lần lượt chủ 7 nước dưới trái đất: Tần, Sở, Lương, Ngô, Triệu, Yên, Tề. 7 sao thì mỗi ngôi cũng có tượng riêng. Cụ thể:

– Ngôi thứ nhất là chính tinh, chủ Dương đức, tượng Thiên tử;

– Ngôi thứ hai là Pháp tinh, chủ Âm hình, tượng địa vị Nữ chúa;

– Ngôi thứ ba là Lệnh tinh, chủ họa hại ;

– Ngôi thứ tư là phạt tinh, chủ Thiên lý, tượng trừng phạt vô đạo;

– Ngôi thứ năm là sát tinh, chủ Trung ương, tượng giúp bốn phương giết tội phạm;

– Ngôi thứ sáu là Nguy tinh, chủ kho ngũ cốc của trời;

– Ngôi thứ bảy là bộ tinh hoặc ứng tinh, chủ binh.

Quan sát phương vị 7 ngôi sao chòm Bắc Đẩu có thể biết bốn mùa, định tiết khí; căn cứ sự di chuyển của chúng có thể xác định năm tháng, ngày, giờ; nên còn gọi 7 sao chòm Bắc Đẩu là Thất chính.

Tiêu tinh: Chỉ cán gáo sao Bắc Đẩu. Gồm 3 sao : Hành, Khai Dương, Dao Quang. Tiêu chủ đất tây nam Hoa Sơn. Có khi gọi Tiêu là Ngọc Hoành

Khôi tinh:

+ Chỉ Đẩu Khôi của Bắc Đầu. Khôi gồm 4 sao: Khu, Thiên Cơ, Quyền. Khôi chu vùng đông bắc hai đảo, tức phân dã của Tề. Còn gọi là Thi Cơ. Sao Chổi nhập vào Khôi, thì đoán là có thánh nhân thụ mệnh; mặt trăng và Ngũ tinh nhập vào đó, thi đại nhân lo âu, thiên hạ có chiến sự; phạm vào đó thì đại nhân lo âu, nữ chúa nắm quyền.

+ Chỉ Đẩu Khôi Nam Đẩu, gồm 4 sao. Mặt trăng và Ngũ tinh nhập vào đó, thì đại nhân lo âu, thiên hạ có chiến sự hoặc Ngô Việt có nỗi lo.

Thiên Khu tinh: Còn gọi là Khu.

1) Chỉ sao thứ nhất trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Chính tinh. Tượng thiên tử. Chủ trời, chủ dương đức, chủ đất Tần.

2) Chỉ ngôi sao thứ 5 của chòm Bắc Cực. Tùy thư & Thiên văn chí: “Bắc Cực, Thần vậy. Là khu vực của trời”.

Thi tinh: Còn gọi là Thiên Thi. Ngôi sao thứ hai trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Pháp tinh, tượng vị trí của nữ chúa, chủ đất, chủ âm hình, chủ đất

Sở – Cơ tinh: Còn gọi là Thần Cơ. Ngôi sao thứ ba trong 7 ngôi sao của chùm Bắc Đẩu. Còn gọi là Lệnh tinh. Chủ họa hại, chủ người, chủ Hỏa, chủ đất Lương.

Quyền tinh: Còn gọi là Thiên Quyền. Ngôi sao thứ tư trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Phạt tinh, chủ thời gian, chủ Thuỷ, chủ thiên lý (lý của trời), phạt vô đạo, chủ đất Ngô.

Hành tinh: Còn gọi là Ngọc Hoành. Ngôi sao thứ năm trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Sát tinh, chủ âm thanh, chủ Thổ, chủ trung ương giúp bốn phương, giết kẻ phạm tôi; chủ vùng đất nằm giữa Hoàng Hà và Tế Thủy, hoặc chủ nước Triệu.

Khai Dương tinh: Ngôi sao thứ sáu trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là sao Nguy. Chủ luật, chủ kho ngũ cốc của trời; chủ vùng đất nằm giữa Hoàng Hà và Tế Thủy, hoặc chủ nước Yên. Ngọc Hoành: 1) Tức sao Hành. 2) Chỉ ba ngôi sao cán gáo của chòm Bắc Đẩu. Thiên quan thư dẫn Văn diệu câu: “Ngọc Hoành thuộc cán gáo, Khôi là Thi Cơ”

Dao Quang tinh: Còn gọi là sao Phá Quân. Ngôi sao thứ bảy trong 7 ngôi sao của chòm Bắc Đẩu. Còn gọi là Bộ tinh hoặc Ứng tinh. Chủ quân đội, chủ vùng đất nằm giữa Hoàng Hà và Tế Thủy, hoặc chủ nước Tề.

Phụ tinh: Tên chòm sao. Gồm 1 sao Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Cạnh ngôi sao Khai Dương thuộc chòm Bắc Đẩu, sao nhỏ mà sáng, tượng đại thần. Nếu to mà sáng, là bầy tôi đoạt quyền vua, nếu nhỏ mà mờ, là bầy tôi không làm tròn trách nhiệm; nêu to, sáng, lại lung linh tức là quân đôi bạo loạn; nếu mờ và xa sao Bắc Đẩu, là bầy tôi chết hoặc mất chức nếu ánh sáng tỏa về một phía, chứng tỏ vua thiên vị, trọng dụng gian thần, gạt bỏ hiền thần, nếu mọc cánh (phát tia sáng ra hai bên), chứng tỏ cận thần vượt quyền mưu quốc sự, định cướp ngôi, hoặc danh tướng bại trận, bỏ mạng.

Thiên Thương: Tên chòm sao. Còn gọi là Thiên Việt. Gồm. 3 sao. Ở phía đông Tử Vi Viên, phía đông miệng gáo sao Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Tượng võ bị của trời. Thiếu một sao chứng tỏ đất nước có binh biến . Thường kết hợp với sao Bàng để dự đoán, gọi là Bàng. Tên sao yêu quái, thuộc loại sao Chổi. Hình dạng như cây thương, hai bên có mũi nhọn, dài vài trượng. Xuất hiện lâu quá 3 tháng, ắt có nạn cướp ngôi vua, tàn phá đất nước. Cát Giá: Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ở bên trong cửa Thái Vi Viên, phía bắc sao Tả Chấp Pháp. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ tán dương tân khách.

Tam Công nội tòa: Tên chòm sao. Còn gọi là Tam Công. Gồm 3 sao. Ở đông bắc sao Cát Giả, nam sao Cửu Khanh. Thuộc Trung cung hoặc Tử Vi Viên. Chủ nơi hội họp của Tam công.

Cửu Khanh: Tên chòm sao. Gồm 3 sao ở bên ngoài hàng rào Thái Vi Viên. 3 sao này còn gọi là Cửu Khanh nội tòa. Ở phía nam Ngũ chư hầu, phía bắc sao Tam Công. Thuộc Thái Vi Viên. Chủ trì vạn sự.

Nội Ngũ chư hầu: Tên chòm sao. Còn gọi là Ngũ chư hầu, Chư hầu hoặc Ngũ hầu. Gồm 5 sao. Ở phía tây sao Cửu Khanh. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ nội thị thiên tư. Khi dự đoán. coi việc sao này sáng nhuận là tốt, nếu khô lạnh là các nơi có tai biến nặng thì là tai họa chết người, nhẹ cũng là nạn lưu vong, có kẻ nhân danh thiên mệnh mà xâm phạm vua chúa.

Nội Bình: Tên chòm sao. Gọi tắt là sao Binh. Gồm 4 sao. Ở bên trong cửa chính của Thái Vi Viên phía dưới Ngũ đế tòa, gần sao Hữu Chấp Pháp. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ việc che kín chỗ ngồi của đế vương.

Ngũ đế tòa: Tên chòm sao. Còn gọi là Ngũ tinh tinh tòa, Ngũ đế nội tòa, gọi tắt là Đế tòa. Gồm 5 sao. Ở trong Thái Vi Viên, phía bắc giáp sao Tể Thần, Thái Tử, Tòng Quan; phía nam giáp sao Bình. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Ngôi lớn nhất ở giữa là chỗ của Hoàng đế, bốn vị đế khác ở xung quanh, bao gồm:

  • Mạn Đông là sao Đế (Thanh Đế). Linh Uy Ngưỡng,
  • Mạn Nam là sao Xích Đế Hách Phiêu Nộ,
  • Mạn Tây là sao Bạch Đế Triệu Củ,
  • Mạn Bắc là sao Hắc Đế Diệp Quang Kỷ; tượng 5 tòa Ngũ đế tụ tập thần linh mưu sự Tòa Ngũ đế sáng là tốt. Sáng thì thiên tử làm đúng đạo trời, y đất; mờ thì thiên tử thất vị; nếu nhỏ yếu, xanh đen, thì vua chết.

Hạnh Thần: Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ơ bên trong Thái Vi Viên, phía bắc Ngũ đế tòa, phía đông sao Thái Tử. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng sủng thần.

Thái Tử:  Tên sao. Ngôi sao ở chót nam của chòm sao Bắc Cực, phía trên giáp sao Đế. Gồm 1 sao. Ở bên trong Thái Vi Viên, phía bắc Ngũ đế tòa. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng con trai của Thiên tử, việc của Thái tử.

Tòng Quan: Tên chòm sao. Gồm 1 sao ở bên trong Thái Vi Viên, phía bắc Ngũ đế tòa, phía tây sao Thái Tử. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng bầy tôi đứng hầu vua. Ở tây nam sao Phòng, tây bắc sao Tích Tốt. Thuộc Nam cung hoặc sao Phòng. Tượng bầy tôi đứng hầu vua.

Tướng Vị: Hoặc gọi là Lang Tướng. Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ở phía bắc sao Lang Vị. Tượng các tướng soái. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ duyệt binh, võ bị. Sao này sang thì quân đội hùng mạnh, mờ thì quân yếu ớt; to mà sáng, lại có góc cạnh, thì tượng dũng tướng vô địch.

Hổ Bôn : Hoặc gọi là Võ Bôn. Tên chòm sao. Gồm 1 sao. Ở bên ngoài Tây Viên của Thái Vi Viên, phía tây sao Thượng Tướng, phía nam sao Hạ Đai. Tượng võ sĩ hộ vệ Thiên Tử. Sao dao động, là thiên tử rời cung đi ra ngoài. Sao này sáng, thì võ binh mạnh; sao mờ thì võ binh yếu.

Thường Trần: Tên chòm sao. Gồm 7 sao. Ở phía bắc Thái Vi Viên. Thuộc Đông cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng võ sĩ hộ vệ Thiên Tử. Sao dao động, là thiên tử rời cung đi ra ngoài. Sao này sáng, thì võ binh mạnh; sao mờ thì võ binh yếu.

Lang Vị: Còn gọi là Viên Điểu hoặc Y Điểu. Hán thư gọi Viên Điểu là diện mạo của sao. Tên chòm sao. Gồm 15 sao. Ơû đông bắc Ngũ đế tòa. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Chủ hộ vệ. Khi dự đoán, lấy việc chòm sao 15 ngôi này sáng nhuận, hiện diện đủ là cát. Có khi sao sáng thì đoán là đại thần lấn chúa hoặc khách phạm thượng; sao không hiện diện đủ, là sủng thần bị chém. Khách tinh nhập vào đó, thì đoán là đại thần làm loạn.

Minh đường:

1) Chỉ sao Phòng hoặc sao Tâm. Tùy thư. Thiên văn chí : “Phòng là Minh Đường”. Thiên quan thư : “Tâm là Minh Đường”. Hoặc sao Phòng cùng sao Tâm hợp thành Minh Đường. Xuân Thu thuyết đề từ : “Phòng, Tâm là Minh Đường, cung mà Thiên vương bố chính”.

2) Tên chòm sao. Gồm 3 sao. Ở phía bắc sao Dực, tây nam sao Hữu Chấp Pháp . Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng cung mà thiên tử ban bố chính sách.

Linh Đài: l) Tên chòm sao. Gồm 3 sao. Ở bên ngoài Hữu Viên của Thái Vi Viên. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng đài quan sát hiện tượng. Chủ việc quan sát khí hậu, điềm báo, đoán tai biến.

2) Thời xưa thiết lập đài quan sát hiện tượng, gọi là Linh Đài.

Thiếu Vi: Còn gọi là sao Xử Sĩ. Tên chòm sao. Gồm 4 sao. Ở phía tây Hữu Viên của Thái Vỉ Viên, xếp thành hàng theo chiều nam bắc. gần sao Hổ Bôn và Thượng Tể Tướng. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. Tính từ bắc xuống nam là Xử Sĩ, Nghị Sĩ, Bác Sĩ, Đại Phu. Coi việc sao to, sáng màu vàng nhuận là hiền sĩ được trọng dụng; sao mờ là hiền sĩ không được trọng dụng. Mặt trăng, Ngũ tinh phạm thủ, thì đoán là xử si, nữ chúa lo âu, tể tướng dễ mất chức.

Trưởng Viên: Tên chòm sao.

  1. l) Gồm 4 sao. Ơ phía tây Thái Vi Viên, phía nam Thiếu Vi. Thuộc Nam cung hoặc Thái Vi Viên. chú biên cương, dân tộc Hồ. Sao Huỳnh Hoặc nhập Trưởng Viên là người Hồ xâm nhập Trung Quốc; sao Thái bạch nhập vào đây là cửu khanh có mưu mô.

2) Tức Tử Vi Viên, nghĩa thứ 2.

Tam Đài: Còn gọi là Tam Năng, Thái Giai, Thiên Giai hoặc Thiên Trụ. Tên chòm sao. Gồm 6 sao. Chia ra 3 cặp Thượng Đài, Trung Đài, Hạ Đài. Thượng Đài khởi từ Văn Xương, Trung Đài đối diện với sao Hiên Viên, Hạ Đài ở phía dưới Thái Vi. Thuộc Trung cung hoặc Thái Vi Viên. Tượng 3 bậc thềm của thiên tử. Bậc thềm trên cùng gồm 2 sao, bên trên là Nam chúa, bên dưới là Nữ chúa. Bậc thềm giữa gồm 2 sao, trên là Chư hầu tam công, dưới là Khanh đại phu. Bậc dưới cùng gồm 2 sao, trên là Sĩ, dưới là Thứ dân. Chúa thì dùng âm dương hài hòa mà cai quản vạn vật, lại tượng trưng địa vị Tam công, chúa tuyên dương đức độ. Thượng Đài cai quản mệnh, chủ thọ. Trung Đài cai quản trung, chủ tôn thất. Hạ Đài cai quản lộc, chủ việc binh, ngăn chặn gian tà. Khi dự đoán, coi Tam Đài song hành chỉnh tề là cát, là âm dương hài hòa, mưa thuận gió hòa, vua tôi một lòng; ngược lại thì khí hậu quái gở, mất mùa, có thiên tai, chiến tranh.

Tam Năng: Tức Tam Đài. Thiên quan thư: (Sáu ngôi sao phía dưới sao Khôi, xếp thành 3 cặp cân xứng, là Tam Năng”. Tập giải dẫn Tô Lâm viết: “Năng là đài”.

Thị Lâu: Còn gọi là Thị Lâu Thị Phủ. Tên chòm sao. Gồm 6 sao. Ở bên dưới Thiên Thị Viên, phía trên sao Cơ. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chỉ giá cả thị trường.

Xa Tứ: Tên chòm sao. Gồm 2 sao. Một ngôi ở trong, một ngôi ở ngoài cửa Thiên Thị, ở tây bắc sao Tống thuộc Tả Viên. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chỉ khu vực buôn bán của dân chúng.

Tông Chính: Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở tây nam Nội Đế tòa của Thiên Thị Viên. Thuộc cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng tôn thất đại phu. Nếu sao Chổi thủ ở đó, sao mất màu, thì đoán là đại phu có chuyện . Nếu Khách tinh thủ ở đó, thì đoán là hiệu lệnh thay đổi.

Tông Nhân: Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở phía đông sao Tông Chính” Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ việc cúng tế c thân. Nếu sao sáng mà có vân đẹp, đoán là vương tộc hoa hợp; nếu sao dao động, tức là thân thích nhà vua có biến. Khách tinh thủ ở đó, đoán là có quí nhân qua đời.

Tông: Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở trong Thiên Thị Viên, đông bắc sao Tông Chính, phía đông sao Hầu. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng tôn thất, thân thích của thiên tử. Khách tinh thủ ở đó, thì đoán là vương tộc bất hòa.

Bạch Đạc: Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở trong Thiên Thị Viên, đông bắc sao Tông Chính. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ việc đo lường vải vóc.

Đỗ Tử: Tên chòm sao. Gồm sao, ở trong Thiên Thị Viên, đông hắc sao Bạch Đạc. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng chợ mua bán gia súc.

Hầu: Tên chòm sao. Gồm 1 sao ở trong Thiên Thị Viên, đông bắc sao Đế tòa. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ hòa âm dương. Sao sáng mà to, đoán là đại thần phò tá vững vàng, không lo các dân tộc thiểu số xâm phạm bờ cõi. Sao mở mà nhỏ, là đất nước bình an. Thiếu vắng sao này, là chúa thất vị. Sao di chuyển vị trí là chủ bất an. Như sao Hậu. Tượng điềm trời. Trong thiên văn cổ đại có thuật ngữ Chiêm đoán khí hậu, mưa gió. Như sao Hầu. Tượng dự đoán, dự báo, như “Hầu Tuế”, với ý đầu năm hoặc đầu mùa dự báo quang cảnh một năm.  Như chữ Hậu. 5 ngày là một Hậu. Tố vấn. Tạng tượng luận: (năm ngày gọi là một Hậu, ba Hậu là một Khí, sáu Khí là một Thời, bốn Thời là một năm Một năm có 72 Hậu. Đế tòa : 1) Chỉ Ngũ đế tòa. 2) Chỉ Ngũ đế nội tòa. 3) Tên chòm sao. Gồm 1 sao, ở trong Thiên Thị Viên. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên, phía tây sao Hầu. Tượng thiên đình. Sao sáng nhuận, đoán là thiên tử cát; ít sáng và nhỏ, đoán là đại nhân hung.

Di Giả: Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở trong Thiên Thị Viên, tây nam Đế tòa. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng người hầu hạ vua chúa. Sao nhỏ đoán là cát, sao sáng thì hung. biến đổi khó lường thì kẻ hầu vua có lo buồn. Sao Chổi phạm vào đó, thiên hạ có tang hoặc quân bại trận.

Liệt Tử: Tên chòm sao. Gồm 2 sao, ở bên trong hai hàng rào Thiên Thị Viên, phía tây nam cao Hộc. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ hàng hóa quý giá, tượng chợ mua bán vàng ngọc.

Hộc: Tên chòm sao. Gồm 4 sao, ở phía bắc sao Thị Lâu, bên trong hai hàng rào Thiên Thị Viên. Thuộc cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng vị quan đo lường ở chợ trên trời. Chủ đo lường chất lỏng.

Quán Sách: Còn gọi là Liên Sách, Thiên Quốc hoặc Thiên Lao. Tên chòm sao, gôm 9 sao. Thiên quan thư, Hán thư. Thiên văn chí nói là gồm 15 sao, ở đông nam cái gáo sao Bắc Đẩu, phía nam sao Thất Công, phía tây sao Cánh Hà. Thuộc Trung cung hoặc Thái Vi Viên. Quan tượng ngoạn chiêm nói là ở bên ngoài Thiên Thị Viên, thuộc Thiên Thị Viên. chủ pháp luật cấm cường bạo. Tượng nhà lao nhốt đạo tặc. Cửa nhà lao có 1 sao trấn giữ. Sao này sáng, thì có ân xá. Không thấy sao nay, tức là trong ngục có nhiều tù nhân. Sao lung linh, đoán là có việc nhà binh. Thấy đủ 9 sao, đoán là nhà ngục đông đảo, hoặc có việc mừng nhỏ; thấy 8 sao, đoán là có ban lộc, thấy 7 sao vua có đức, có lệnh ân xá, thấy 5 sao, có đại xá. Vắng cả 9 sao, đoán là lao ngục đơn giản. Khách tinh ra khỏi đó, sao lớn là có đại xá, sao nhỏ là có tiểu xá.

Thất Công: Tên chòm sao, gồm 7 sao, ở phía đông sao Dao Quang, bắc sao Quán Sách. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng Tể tướng, Tam công trên trời. Chủ thất (bảy) chính.

Thiên Kỷ: Tên chòm sao. gồm 9 sao, ở phía đông sao Quan Sách. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Tượng cửu khanh. Chủ ghi chép vạn sự, xử lý khiếu kiện. Sao này sáng, thì thiên hạ lắm việc kiện tụng. Không thấy là chính lý bại hoại, kỷ cương rối loạn. 9 sao phân tán là động đất, núi lở. Sao Chổi phạm vào là có động đất.

Nữ Sàng: Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía bắc sao Thiên Kỷ. Thuộc Đông cung hoặc Thiên Thị Viên. Chủ việc hậu cung.

 

 

 

 

 

CHÒM SAO NHỊ THẬP BÁT TÚ

Giốc:

1) Tên chòm sao, gồm 2 sao, sao phía bắc nhỏ, sao phía nam lớn, trên nhỏ dưới to, thành hình cái sừng. Cắt ngang chòm sao Bình Đạo, ở phía đông sao Cang, phía nam sao Thiên Điền, phía bắc sao Thiên Môn. Hoàng đạo chạy qua sao này (hiện nay Xích đạo cũng chạy qua nó). Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Sao Giốc bên trái (phía bắc) là Lý, tức pháp quan. chủ hình phạt. Sao Giốc bên phải (phía nam) là Tướng, chủ quân đội. Giốc là tượng cửa ải trên trời, cùng với Thiên Vương đế đình và Thiên Môn hợp thành ba cửa trời. Chòm này sáng mà lớn, là đạo trời thái bình, người hiền ở trong triều đình; nếu dao động di chuyển, là vua vi hành. Sao Hỏa phạm thủ sao Giốc, là có chiến sự bùng nổ.

2) Tên chòm sao, một trong Nhị thập bát tú. Sao thứ nhất trong 7 sao phương đông, gồm 11 chòm: Giốc, Bình đạo, Thiên Điền, Tiến Hiền, Chu Đinh, Thiên Môn, Bình,Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn, với 45 ngôi sao. Tấn thư. Thiên văn chí cho rằng 6 sao từ Thiên Môn đến Nam Môn không nằm trong Nhị thập bát tú. Tinh thần khảo nguyên cho rằng Giốc chỉ gồm 3 chòm Giốc, Tiến Hiền, Thiên Điền. Có thuyết tính sao Giốc khởi từ Đại Giốc, cùng với 2 sao Giốc hợp thành hình đầu rồng. Giốc và Cang, Đê cung là phân dã của Dõan Châu.

3) Tên gọi tắt sao Đại Giốc.

Bình Đạo: Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở giữa 2 sao Giốc. Thuộc Đông cung hoặc giốc tú. Tượng quan Bình đạo.

Thiên Điền: 1) Tên chòm sao, tức sao Giốc bên trái. 2) Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía bắc sao Giốc, nam sao Hữu Nhiếp Đề. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng tịch điền của thiên tử, chủ việc canh nóng. 3) Tên chòm sao, gồm 9 sao; có thuyết nói gồm 4 sao, ở khoảng giữa ba sao Khiên Ngưu, La Yến và Cửu Khảm. Chủ việc canh nông.

Tiến Hiền: Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía tây bắc sao Bình Đạo. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc, chủ khanh tướng tiến cử người hiền tài. Sao Thái Bạch phạm vào đó đoán là người tiến cử bị chém đầu.

Thiên Môn: 1 ) Tên chòm sao gồm 2 sao, ở phía nam sao Giốc, phía bắc sao Bình. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng của thiên phú chủ sự việc thiên phủ. 2) Tức Thiên Quan.

Bình : Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía bắc sao Khố Lâu. Thuộc đông cung hoặc sao Giốc. Tượng Đình úy, chủ cai quản việc hình ngục trong thiên hạ.

Khố Lâu : Còn gọi là Thiên Khố, Thiên Lâu hoặc Thiên Khố Lâu. 1) Tên chòm sao, gồm 10 sao, ở phía nam sao Giốc đông nam sao. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Trong 10 sao, 6 ngôi lớn uốn cong thành hình nhà kho, 4 ngôi vuông thành hình cái lầu. Còn tượng trưng cho binh xa. Dự đoán cùng với các sao Ngũ Trụ, Hành, Dương Môn, Nam Môn. Ngũ Trụ tụ thành 5 nhóm ở trong và ngoài Thiên Khố, chủ ngựa xe; sao Hành ở bên trong thiên Khố chủ quân dàn trận. Sao Dương Môn ở phía đông bắc Khố Lâu, chủ việc canh giữ kho lẫm. Nam Môn ở Nam Khố Lâu, tượng cổng của trời, chủ quân canh giữ.

Trụ (Ngũ Trụ): Còn gọi là Thiên Trụ, Trụ. Tên chòm sao, gồm 15 sao, Thiên quan thu gọi là Ngũ Xa của Nam cung. Tụ thành 5 chòm, nên có tên đó. Nằm ở nam bắc, trong ngoài sao Khố Lâu. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng cột của kho nhà trời, nếu có nhiều tia sáng chia ra hoặc sắp xếp không chỉnh tề, thì đoán là không có chỗ bố trí xe ngựa.

Nam Môn: Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía nam sao Khố Lâu. Thuộc Đông cung hoặc sao Giốc. Tượng cổng của trời, chủ quân canh giữ (Sao sáng mà thấp, là có chư hầu đến nộp cống; sao mờ, thì đoán là chư hầu làm phản. Khách tinh thủ ở đó đoán ra quân bên ngoài kéo tới.

CANG:

1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông sao Giốc, phía nam sao Đại Giốc, hình dạng cong như cánh cung, tiếp liền với sao Thiên Vương đế đình. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng đền thờ của thiên tử, chủ cai quản hình ngục, ghi chép công trạng. Có thuyết nói là chủ việc cúng tế bên ngoài triều đình, chủ dịch bệnh. Sao sáng mà lớn, đoán là bầy tôi trung thành thiên hạ yên ổn, không có dịch bệnh, ngược lại là bầy tôi bất trung, thiên hạ không yên; sao dao động, đoán là có nhiều người bị dịch bệnh

2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ hai trong 7 sao phương đông. Gồm 7 chòm sao: Cang. Đại Giốc, Chiết Uy, TảHữu Nhiếp Đề, Độn Ngoan, Dương Môn, với 22 ngôi. Cang và Giốc, Đê cùng là phân dã của Doãn Châu.

Đại Giốc: Gọi tắt là Giốc. Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở chót phía bắc sao Cang, giáp hai sao Tả và Hữu Nhiếp Đề. Thuộc đông cung hoặc sao Cang. Tượng tòa Thiên vương hoặc Thiên vương đế đình, tượng vua chúa. Sao này sáng nhuận, màu vàng, thì đoán là thiên hạ đại đồng.

Chiết Uy: Còn gọi là Thất Chiết Uy. Tên chòm sao gồm 7 sao, ở phía nam sao Cang. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Chủ việc chém đầu.

Nhiếp Đề: Chỉ hai sao Tả và Hữu Nhiếp Đề. Tên chòm sao, ở hai bên sao Đại Giốc. Ba sao bên trái là Tả Nhiếp Đề, ba sao bên phải là Hữu Nhiếp Đề. Tượng đại thần, chủ tám tiết, cai quản vạn sự. Hoặc tượng hậu thuẫn, chủ cửu khanh. Sao to mà mờ, đoán là vua lo sơ. Khách tinh nhập vào đó, đoán là thánh nhân bị chế ngự.

Tả Nhiếp Đề: Tên chòm sao, gồm 3 sao. Ở phía đông sao Đại Giốc. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang.

Hữu Nhiếp Đề: Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía tây sao Đại Giốc. Thuộc Dông cung hoặc sao Cang.

Độn Ngoan: 1) Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía đông nam sao Chiết Uy. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Chủ cai quản tình hình tù nhân, xét đoán sự gian trá. 2) Tên lưu tinh. Sao này di chuyển như bay, sao to như cái phễu, đuôi trắng, trước thấp, sau cao. Đuôi dài đoán là có nhiều người chết.

Dương Môn: Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông bắc sao Khố Lâu, tây nam sao Độn Ngoan. Thuộc Đông cung hoặc sao Cang. Tượng cửa ngoài của kho quân giới, chủ canh giữ kho.

ĐÊ:

1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông sao Cang, phía tây sao Phòng, uốn cong phía bắc Hoàng đạo nam. Còn gọi là Thiên Căn. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng chỗ ở của vua, phủ của Hậu phi, nơi nghỉ ngơi. Hai sao đầu tượng vợ cả, hai sao sau tượng hầu thiếp. Sao sáng mà lớn, đoán là cận thần hầu hạ chu đáo. Sao dao động, đoán là sắp có việc lao dịch.

2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ ba trong 7 sao phương đông. Gồm 11 chòm sao : Đê, Thiên Nhũ, Triệu Dao, Canh Hà, Đế tòa, Cang Trì, Kỵ Quan, Trận Xa, Xa Ky,Thiên Bức, Ky Trận Tướng Quân, với 54 ngôi sao. Thiên văn chí đời Tống chép rằng chòm sao Đê không có các sao Trận Xa, Thiên Bức, Kỵ Trận Tướng Quân. Tinh thần khảo nguyên thì cho rằng chòm này không có các sao Canh Hà, Triệu Dao. Đê và Giốc, Cang cùng là phân dã của Dõan Châu.

Thiên Nhũ: Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía đông bắc sao Đê, bên ngoài Hữu Viên của Tử Vi Viên. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Chủ nước Cam lồ. Sao sang thì đoán là tốt.

Triệu Dao: Còn gọi là sao Dữ hoặc Thiên Dữ. Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía nam sao Dao Quang (của chòm Bắc Đẩu. Thuộc Trung cung hoặc sao Đê. Chủ việc quân của tội Hồ. Sao sáng mà không đoan chính, đoán là quân tộc Hôg không nghe lệnh Trung Quốc. Cùng tranh sáng với sao Cánh Hà, Bắc Đẩu, thì đoán là quân tộc Hôg thường đến thụ mệnh của Trung Quốc. Áng sáng chớp chớp, có sừng lớn, đoán là chiến sự bùng nổ.

Dữ: Tức Triệu Dao (Chất): Tức Thiên Phong. Thiên Phong là: 1) Tên chòm sao, còn gọi là Phong Chất, Thiên Chất, gồm 1 sao. Thiên quan thư viết rằng ở đầu cái gáo sao Bắc Đẩu có 2 ngôi sao, “một ở bên trong là sao Dữ, tức Triệu Dao, một ở bên ngoài là sao Chất, tức Thiên Phong”. Tùy thư. Thiên văn chí thì viết, rằng sao Cánh Hà tức là sao Thiên Phong, phía bắc sao đó là sao Triệu Dao, tức sao Dữ. Khi dự đoán thì giống như sao Cánh Hà, Tiêu Dao. 2) Tên sao yêu quái, đuôi của nó tượng trưng đầu mút cái thuỗn, chủ tung hoành.

Cánh Hà: Tên chòm sao. Thiên nguyên lịch lý viết: “Hà tức là kha (cành cây), thuộc loại giáp trượng”, nên còn gọi là Cánh Kha hoặc Thiên Phong, gồm 3 sao, ở phía nam sao Triệu Dao, phía bắc sao Đại Giốc. Thuộc Trung cung hoặc sao Đê. Tượng sao chở kiếm. Chủ quan của tộc Hồ. Không thấy sao này, hoặc tiến thoái bất định, thì đoán là sắp có tai họa ở vùng biên cương. Lại chủ tang. Ánh sáng biến động, đoán là quân bại trận.

Đế tòa: Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía tây bắc sao Đại giốc, tây nam sao Cánh Hà. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê chủ yến tiệc.

Cang Trì: Tên chòm sao, gồm 6 sao, ở phía bắc sao Cang, giữa 2 sao Tả và Hữu Nhiếp Đề. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng tàu thuyền đi lại nghênh tống.

Kỵ Quan: Tên chòm sao. gồm 27 sao. Nghi tượng khảo thành viết là gồm 10 sao ở phía nam sao Đê, phía bắc sao Kỵ trận Tướng Quân. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng thiên tử xuất hành. Chủ việc của túc vệ.

Trận Xa: Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía nam sao Đê, phía đông bắc sao Kỵ Quan, phía tây sao Thiên Bức. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng binh xa.

Xa Kỵ: Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía đông nam sao Khố Lâu, phía nam sao Kỵ Quan. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Tượng tướng cưỡi xe.

Thiên Bức: Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía đông nam sao Đê, phía tây sao Phòng, theo chiều nam bắc. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê. Chủ quan ngồi xe, chủ việc cúng tế.

Kỵ Trận Tướng Quân: Tên chòm sao. gồm 1 sao, ở phía nam sao Đê, giữa 2 sao Kỵ Quan và Xa Kỵ. Thuộc Đông cung hoặc sao Đê, tượng vi tướng cưỡi xe.

PHÒNG: Còn gọi là Thiên Tứ, Thiên Cứu.

1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông bắc sao Tâm, tây nam sao Đê, phía dưới 4 sao Biện Bế, Câu Linh, Đông Hàm và Tây Hàm. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng ngựa trời, chủ xa giá. Bốn sao là Tả Tham, Tả Phục, Hữu Phục, Hữu Tham. Cũng tượng chuồng gia súc. Chủ việc đóng mở. Hai sao bên dưới chỉ vị trí của vua, hai sao trên chi vị trí phu nhân. Hai sao Phòng, Tâm sáng thì đoán là vua sáng suốt. Sao Tham (hoặc Thượng Tể Tướng và Thượng Tướng) lớn thì chiến sự bùng nổ. Sao dời chỗ là dân chúng li tán. Sao Phòng còn là tượng “Thiên cù đại đạo” (đường lớn, đường cái quan trên trời), nếu mặt trời, mặt trăng cùng Ngũ tinh ra vào nơi đó, thì thiên hạ yên ổn. Nếu Khách tinh rời xa khoảng giữa các sao Phòng, Tâm và Câu Linh, thì đó là triệu chứng động đất. Mặt trăng phạm vào sao Phòng, ắt bầy tôi phò tá bị chém đầu.

2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ tư trong 7 sao phương đông. Gồm 7 chòm sao chính và 1 chòm sao phụ : Phòng, Kiện Bế, Phạt, Đông Hàm, Tây Hàm, Nhật, Tòng Quan, Câu Linh, với 21 ngôi. Sách Càn tượng thư của Cảnh Hựu đời Tống xếp sao Đông Hàm vào chòm sao Tâm; Tinh thần khảo nguyên thì xếp các sao Khố Lâu, Trụ, Hành, Nam Môn vào chòm sao Phòng. Phòng và Tâm cùng là phân dã của Dự Châu, chỉ nước Tống.

Câu Linh: Tên chòm sao, gồm 2 sao, ở phía bắc sao Phòng, gần đỉnh sao Phòng. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Tượng chuông cửa, tiếng sáo của trời. Chủ đóng kín, đề phòng bất trắc. Câu Linh sáng, thì vua có hiếu, sáng mà gần sao Phòng, thì thiên hạ đồng tâm; rời xa sao Phòng thì thiên hạ bất hòa, vua tuyệt tự. Nếu Khách tinh rời xa khoảng giữa các sao Phòng, Tâm, thì đó là triệu chứng động đất.

Kiện Bế: Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía đông bắc sao Phòng, giữa hai sao Câu Linh và Đông Hàm. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Chủ chốt giữ khu vực quan trọng. Sao Huỳnh Hoặc phạm vào đó, thì vua có lo âu. Sao Điền phạm vào đo, thì nhà vua không nên ra khỏi cung điện.

Phạt : Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía bắc sao Phòng Tâm, giữa 2 sao Hàm. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Chủ sự mua chuộc.

Lưỡng Hàm: Chỉ hai sao Dông Hàm và Tây Hàm. Mỗi sao Hàm gồm 4 sao, ở hai bên phía trên sao Phòng và Tâm. 4 sao phía đông gọi là Đông Hàm , 4 sao phía tây gọi là Tây Hàm. Thuộc Đông cung hoặc sao Phòng. Lưỡng Hàm ở khoảng giữa Hoàng đạo, nên được coi là Trung đạo của mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh. Tượng cứa phòng. Chủ đề phòng dâm loạn, sao sáng thì tốt, sao mờ thì hung. Mặt trăng, Ngũ tinh phạm hoặc thủ ở đó, đoán là có âm mưu.

Đông Hàm : Xem mục Lưỡng Hàm. Tây Hàm : Xem mục Lưỡng Hàm.

TÂM:

1) Tên chòm sao, gồm 3 sao, ở phía đông sao Phòng. Ngôi lớn ở giữa, gọi là Minh Đường, nên sao Tâm còn gọi là Minh Đường; ngôi thứ 2 là Thiên Vương, tượng địa vị thiên tử, nơi vua ban bố chính sách, chủ việc thưởng phạt trong thiên hạ. Sao này sáng mà lớn, thì đoán là thiên hạ đại đồng; ngôi thứ 3 ở phía nam là Thái Tư, nếu mở thì Thái tử không được chọn nối ngôi. Ngôi ở phía bắc là Thư Tử, nếu sáng thì con thứ được chọn. Sao Tâm mờ đen, là đại nhân lo âu. Sao dao động, là cỏ sự biến khẩn cấp trong nước; ánh sao mọc sừng là chiến sự bùng nổ. Các sao tách xa nhau, là dân chúng phải ly tán. Nếu Khách tinh rời xa khoảng giữa các sao Phòng, Câu Linh, thì đó là triệu chứng động đất.

2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ năm trong 7 sao phương đông. Gồm 2 chòm sao: Tâm, Tích Tốt, với 15 ngôi sao. Tấn thư. Thiên văn chí viết rằng Tích Tốt không thuộc chòm sao này. Tâm và Phòng cùng chỉ nước Tống, là phân dã của Dự Châu.

Thiên Vương: l) Tên sao, chỉ ngôi sao ở giữa trong 3 ngôi của chòm sao Tâm, còn gọi là Minh Đường. Xem mục Tâm, nghĩa thứ nhất. 2) Tức Thiên hoàng đại đế.

Tích Tốt : Tên chòm sao, gồm 12 sao. tượng nghi khảo thành viết rằng chỉ gồm 2 sao, ở phía nam sao Phòng, sao Tâm. Thuộc Đông cung hoặc sao Tâm. Chủ thị vệ. Khách tinh thủ ở đó thì đoán là cận thần bị chém đầu.

:

  1. l) Tên chòm sao, gồm 9 sao, còn gọi là Vĩ Cửu Tử, ở phía đông nam sao Tâm, có dạng uốn cong như cái đuôi. Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Tượng cung điện của hoàng hậu, phi tần. Sao thứ nhất gần giữa là Hậu, sao thứ 3 là Phi, tiếp theo là Tần, 2 ngôi cuối là Thiếp. Tấn thư. Thiên văn chí gọi ngôi thứ 3 là Phu Nhân, 5 ngôi còn lại là Tần, Thiếp. Ngôi sao cạnh ngôi thứ 8 là Thần Cung, tượng phòng thay áo. Khi đoán, các sao đều sáng, to nhỏ nối tiếp nhau là tốt, là hậu và phi trong cung có thứ tự, đông con cái; sao mờ và nhỏ, là trong hậu cung có chuyện đố ky. Sáng tối bất định, hoặc ánh sao dao động, là hậu phi không còn thứ tự trên dưới, vua tôi bất hòa, thiên hạ rối loạn. 9 sao tụ gần nhau là có nạn hồng thủy.

2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ sáu trong 7 sao phương đông. Gồm 5 chòm sao chính và 1 chòm phụ: Vĩ, Quy, Thiên Giang, Phó Thuyết, Ngư Thần Cung, với 21 ngôi. Tân thư. Thiên văn chí cho rằng các sao Quy, Phó Thuyết, Ngư không thuộc chòm sao Vĩ. Tấn thư. Thiên văn chí thì không xếp sao Thần Cung. Sao Vĩ cùng với sao Cơ cùng chỉ nước Yên, là phân dã của U Châu.

Thần Cung: Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở bên cạnh ngôi thứ 3 sao Vĩ. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Là chòm sao phụ của sao Vĩ. Tượng phòng thay áo trong hậu cung.

Quy:  Còn gọi là Liên Châu. Tên chòm sao, gồm 5 sao, ở phía nam sao Vĩ, trong Thiên Hà, giống hình con rùa. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Chủ chiêm bốc (bói toán cát hung).

Thiên Giang: Gọi tắt là Giang. Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở bên dưới Tử Vi Viên, phía bắc sao Vĩ. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Chủ Thái âm. Không nhìn thấy sao này, thì bến sông trong thiên hạ không thông suốt. Sao sáng mà dao động, là có lụt lớn, chiến tranh bùng nổ. Bốn sao xếp lệch lạc, thì ngựa tăng giá. Hỏa tinh thủ ở đó, ắt có việc lập vua. Khách tinh nhập vào sao Giang, đoán là bến sông khô cạn. Phàm mặt trăng, Ngũ tinh phạm sao này, đều đoán là bến sông tắc nghẽn.

Phó Thuyết: Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở khoảng giữa sao Vĩ và sao Ngư, trong Thiên Hà. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ. Tượng quan coi bói. Chủ việc cúng lễ trong hậu cung, cầu tự. Sao sáng mà lớn, là vua nhiều con cháu.

Ngu: Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía bắc sao Vĩ và Phó Thuyết, trong Thiên Hà. Thuộc Đông cung hoặc sao Vĩ Chủ âm sự, biết thời tiết mưa gió. Sao không sáng, đoán là cá chết nhiều, ít cá. ánh sao dao động, ắt có lũ lụt lớn; rời xa Thiên Hà, đoán là có nhiều cá chết.

 

:

1) Tên chòm sao, gồm 4 sao, ở phía đông sao Vĩ, trông như cái ki (cái hốt rác). Thuộc Đông cung hoặc 7 sao phương đông. Còn gọi là Thiên Tân hoặc Thiên Kế. Cũng như sao Vĩ, tượng cung điện của hậu phi. Còn tượng miệng trời, chủ xuất khí, chủ bát phong (tám thứ gió). Mặt trời, mặt trăng ở chỗ sao Ki, ắt có gió lớn.

2) Tên sao, một trong Nhị thập bát tú. Ngôi sao thứ bảy trong 7 sao phương đông. Gồm 3 chòm sao : , Khang, Chử (Đẩu), với 8 ngôi. Tấu thư. Thiên văn chí cho rằng chòm này chỉ có sao Ki, không có 2 sao Khang, Chử. Sao Ki cùng với sao Vĩ chỉ nước Yên, là phân dã của U Châu.

Khang: Tên chòm sao, gồm 1 sao, ở phía tây sao Ki, tây bắc sao Chử. Thuộc Đông cung hoặc sao Ki. Chủ lương thực.

Đẩu: 1) Tên chòm sao, tức Nam Đẩu, gồm 6 sao. Còn gọi là Thiên Cơ. Màu đỏ, ở phía nam Thiên Thị Viên, phía đông sao Ki, hình như cái cán gáo. Thuộc Bắc cung hoặc 7

[1] ND: Người dịch

[2]Tứ tượng: Hay còn gọi là Tứ Duy – Tứ Lục – Tứ thú đều gọi chung là Tứ tượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *