Thứ bảy, 21/12/12,2024 16:14 UTC +7
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ   Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
TAOISM RESEARCH ASSOCIATION OF VIETNAM
Quay lại trang chủ

Giới thiệu chính thống Đạo tạng kinh văn Đạo giáo

GIỚI THIỆU

CHÍNH THỐNG ĐẠO TẠNG KINH VĂN

Tử Kính. Đại La Quán[1]

 

Hệ thống kinh văn Đạo giáo có số lượng nhiều vô kể. Có thể nói trong các hệ thống tôn giáo hiện nay trên thế giới, đạo giáo là tôn giáo có một hệ thống kinh điển nhiều nhất bao trùm mọi lĩnh vực từ: triết học (thế giới quan, nhân sinh quan), chính trị học, lịch sử, đạo đức – xã hội, thiên văn, địa lý, y học, kiến trúc, hội họa, điêu khắc, thơ văn, thần học… cho đến các vấn đề sinh hoạt xã hội khác.

Kinh văn Đạo giáo được biết đến là có hệ thống phải kể đến từ thời kỳ Nam Bắc triều (471) với hệ thống biên mục “Tam động kinh thư mục lục”, đây được cho là sự hệ thống đầu tiên về kinh văn đạo giáo, lúc này ước tính kinh văn biên mục thời kỳ này có khoảng 2040 cuốn.

Chính thống Đạo tạng

Đến giai đoạn nhà Đường, Đường Huyền tông (713-741) đã cho biên tập tạo thành một hệ thống đạo tạng gọi là “Tam động Quỳnh cương” lúc này tên gọi “Đạo Tạng” được sử dụng.“Tam động Quỳnh cương” đã thống kê biên tập được 3744 quyển lấy tên là “Khai Nguyên Đạo Tạng”, lại chia thành ba loại “Tam động phân loại Pháp” gọi là “Tâm động tam thập lục bộ” gồm: “Động chân bộ”, “Động huyền bộ”,”Động thần bộ” đặt nền móng cho Tam Động kinh văn mãi cho đến ngày nay. Đến năm Thiên Bảo thứ 7 (748) ban chiếu sao chép để truyền bá kinh văn, tới thời kỳ Đường Mạt, Ngũ đại do chiến tranh một phần kinh văn bị hủy hoại đáng kể.

Bước sang đời Tống, vua Tống Thực Tông (968-1022) là vị vua tôn sùng đạo giáo đã bỏ ra 6 năm để tập hợp biên tập kinh văn tạo thành bộ “Bảo khố văn thống lục” có tới 4359 quyển, sau phái đạo sỹ Trương Quân Phòng[2] biên tập lại đạo tạng lên đến 4565 cuốn rồi cho đánh số. Đến năm Thiên Hi (1019) biên thành 7 bộ gọi là “Đại Tống thiên cung bảo tàng”, đến đời Tống Huy Tông (1082-1135) Sùng Ninh năm thứ 7(1102) đã tăng lên tới 5387 cuốn gọi là “ Sùng Ninh trọng giáo đạo tạng”, sang tới năm Chính Hòa (1111) lại tăng thêm tới 5481 cuốn, bắt đầu cho làm các bản mộc khắc in ấn xưng là “Chính Hòa vạn thọ đạo tạng”. Lúc này lần đầu tiên đạo tạng kinh văn được bắt đầu khắc chữ gọi là “mộc bản”.

Bước sang triều Kim (1115-1234) vua Kim Thế Tông (1161-1187) đã ban chiếu bổ xung bộ “Chính Hòa vạn thọ đạo tạng”, từ đó sai khiến đạo sỹ đi khắp nơi trong thiên hạ tìm người khắc mộc bản, tập hợp kinh văn biên thành bộ “Đại kim huyền đô bảo tàng”. Lúc này hệ thống kinh văn đạo tạng gia tăng lên 6455 cuốn.

Đến triều Nguyên (1271-1368) lúc này số lượng kinh văn đã lên đến 7800 cuốn, được gọi là “Huyền đô bảo tàng” so với “Đại kim huyền đô bảo tàng” đã thể hiện sự gia tăng về số lượng kinh văn lên đến hơn nghìn cuốn. Cho thấy rằng sự quan tâm của các vị Hoàng đế các triều đại là đặc biệt quan trọng đối với Đạo giáo. Trong triều Nguyên, số lượng kinh văn tăng lên đáng kể như vậy chính là sự thể hiện sự sùng đạo của các vị hoàng đế triều Nguyên đối với đạo giáo, lúc này chính là đối với phái Toàn Chân Phái. Ở triều Nguyên, đạo sỹ Toàn Chân phái đã có công rất lớn khi đã tập hợp, biên mục được khối lượng kinh văn tương đối lớn so với các triều đại trước đó.

Bước sang triều Minh (1368-1644) giai đoạn này có thể được cho là sự ưu ái đặc biệt của triều đình đối với Đạo giáo, vì có lẽ sự sáng lập nên Vương Triều Minh công lao lập quốc không thể không nhắc đến các vị đạo sỹ đạo giáo. Kể từ Minh Thành Tổ – Chu Nguyên Chương (1360 -1424) niên hiệu Vĩnh Lạc năm thứ 4, đã cho mời Trương Thiên Sư đời thứ 13 là Trương Thiên Sư Trương Vũ Sơ (1359-1410) về triều đình và ban chiếu cho chủ trì biên tu kinh điển Đạo gia. Đến thời Minh Anh Tông (1427-1464) niên hiệu Chính Thống năm thứ 10(1445) lại ban chiếu biên tu chỉnh lý đạo tạng và cho ấn hành bộ “Chính thống đạo tạng” với số lượng 5305 quyển. Đến thời Minh Thần Tông (1563-1620) niên hiệu Vạn Lịch năm thứ 15 (1607) cho khắc ấn mộc bản bộ “Vạn lịch đạo tạng” gia tăng 180 quyển lại tiếp tục chỉnh lý đạo tạng, thu thập các loại đạo thư khắp thiên hạ được 1476 chủng loại, chia thành 5485 quyển, phân thành 512 hàm[3], cho khắc mộc bản in kinh 12 vạn khối, ước chừng 6000 vạn chữ, sau lại phân ra 3000 quyển tập hợp lại thành “ Nhị thập tứ sử”. Đạo tạng lúc này đã tạm trở thành một hệ thống điển tịch đồ sộ, ấn hành thành bộ “Tam động tứ phụ thập nhị loại” chính thức lưu hành rộng rãi.

Đến triều đại nhà Thanh (1636 -1912) dưới triều Càn Long đã cho tập hợp tất cả các loại điển tịch điển cố ấn tống thành bộ “Tứ khố toàn thư” trong đó Đạo tạng Đạo giáo chiếm một số lượng phân nửa. Đến năm Quang Tự thứ 7, canh tý (1900) xảy ra chiến tranh giữa Triều Thanh và Liên quân 8 nước xâm phạm Bắc Kinh, “Chính thống đạo tạng” một phần cũng bị tiêu hủy mất mát.

Hiện nay “Chính Thống đạo tạng” một phần nằm trong bộ “Tứ khố toàn thư” một phần lưu giữ tại Bắc Kinh – Bạch Vân Quán. Đến năm 1926 “Thượng Hải hàm phân lâu thư quán” đã tổ chức biên tập, ấn hành lại bộ “Chính thống đạo tạng” và đây là bộ sách gần nhất và đầy đủ nhất cho đến nay. Đến năm 1977 “Đài Loan tân văn công tư” bắt đầu xuất bản thành các bản in (60 cuốn). Đến năm 1988 “Trung Quốc đại lục tam gia xuất bản liên hợp” cũng đã xuất bản được thêm 36 cuốn để phát hành thành sách lưu hành giới thiệu ra bên ngoài. Ngoài ra, hiện nay bộ “Chính thống đạo tạng” cũng đang được Nhật Bản lưu giữ kể từ cuộc tấn công của Nhật đối với Trung Quốc (1937-1945). Tuy nhiên, việc tiếp cận “Chính thống đạo tạng” từ phía Nhật Bản rất khó khăn đối với phía chính phủ Trung Quốc, cũng như đối với đạo giáo Trung Quốc.

Năm 1997, Hiệp hội đạo giáo trung Quốc đã tiến hành tập hợp, chỉnh lý, biên tu lại các sách kinh điển đạo giáo. Đến năm 2004, nhà xuất bản Hoa Hạ đã xuất bản bộ “Trung Hoa đạo tạng” trên cơ sở chỉnh lý từ bộ “Chính Thống Đạo tạng” đời Minh và bộ “ Vạn lịch đạo tạng” dựa trên bản gốc chia ra thành 49 cuốn sách, mỗi cuốn sách ước chừng 150 vạn chữ.

“Trung Hoa đạo tạng” xuất bản dưới dạng sách hiện đại, đóng gáy, khâu chỉ, làm bìa cứng chia ra làm 60 đầu mục, tổng cộng 5600 quyển, làm thành 220 bộ, phát hành bằng tiếng Trung giản thể lưu hành chủ yếu ở trung Quốc, Hồng Kong. Đến năm 2010 chính phủ Mỹ lập dự án dịch sang bằng tiếng anh để phục vụ cho nghiên cứu.

BẢNG TỔNG HỢP ĐẠO TẠNG TRONG LỊCH SỬ

TRIỀU ĐẠI TÊN KINH NGƯỜI BIÊN TẬP SỐ LƯỢNG HIỆN TRẠNG BỔ SUNG
Nam Tống “Tam động kinh thư mục lục” Lục Tu Tĩnh 1228 cuốn Thất lạc Quốc gia lịch sử thượng đẳng đệ nhất bộ đạo giáo kinh thư tổng mục lục

 

Đường Khai Nguyên “Khai nguyên đạo tạn” và “Tam động quỳnh cương” Trương Thiên Đình 3744 cuốn Thất lạc Quốc gia lịch sử thượng đẳng đệ nhất bộ đạo tạng

 

Bắc Tống “Đại Tống thiên cung bảo tàng” Trương Quân Phòng 4565 cuốn Thất lạc
Bắc Tống “Vân cấp thất thiêm Trương Quân Phòng 120 cuốn Hiện còn Trạch yếu tập lục “Đại Tống thiên cung bảo tàng”
Bắc Tống Chính Hòa “Chính Hòa vạn thọ Đạo tạng” Trương Quân Phòng 5481 cuốn Thất lạc Quốc gia lịch sử thượng đẳng đệ nhất bộ đạo tạng

 

Kim Triều “Đại Kim Huyền đô bảo tàng” Tôn Minh Đạo 6455 cuốn Thất lạc
Nguyên Triều sơ niên “Đại Nguyên Huyền đô bảo tàng” Tống Đức Phương 7800 cuốn Thất lạc
Minh Anh Tông (1445) “Chính Thống Đạo tạng” Trương Vũ Sơ 5305 cuốn Hiện còn
Minh Thần Tông (1607) “Vạn Lịch tục đạo tạng’ Trương Quốc Tường 5485 cuốn Hiện còn
1996 “Trung Hoa Đạo tạng” Trương Kế Vũ 5500 cuốn (49 sách) 2004 xuất bản

 

CHÍNH THỐNG ĐẠO TẠNG PHÂN LOẠI

Chính thống đạo tạng nội dung rộng lớn bao quát nhiều lĩnh vực không chỉ trực tiếp đến đạo giáo tín ngưỡng mà còn có mối liên hệ tới nhiều lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, triết học, tư tưởng, chính trị, kinh tế, y học, giáo dục, thiên văn học, địa lý, đạo đức xã hội…

Nội dung của chính thống đạo tạng thể hiện trong nhiều kinh điển, luận tập, khoa giới, phù đổ, pháp kỷ, trai tiếu khoa nghi, tán tụy, phù chú, dưỡng sinh, lịch pháp, nhân vật truyện ký…

Ngày nay, khi xã hội phát triển, hội nhập thế giới. Với nội dung phong phú, bao trùm nhiều vấn đề Đạo tạng kinh văn Đạo giáo lại là đối tượng quan trọng trong việc khảo sát, nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hiện đại từ khoa học kỹ thuật, công nghệ, y tế, âm nhạc, nghệ thuật, hóa học, toán học, khí công, dưỡng sinh…

 

KINH ĐIỂN ĐẠO TẠNG

TẬP TRUNG VÀO NHŨNG NỘI DUNG SAU:

 

Tam động kinh văn:

  • Động chân
  • Động huyền
  • Động thần

Tứ phụ:

  • Thái huyền bộ,
  • Thái bình bộ,
  • Thái thanh bộ,
  • Chính nhất bộ.

Thập nhị bộ: Ở Tứ phụ lại phân ra 12 loại bao gồm

  • Bản văn: Kinh thư nguyên văn.
  • Thần phù: các chủng loại phù.
  • Ngọc bí quyết: Chú giải xiển thuật.
  • Linh đồ: Trên cơ sở kinh thư giải thích các đồ hình kinh thư.
  • Phổ lục: Là những ký lục cao thâm thượng thánh, sự tích công đức làm nên kinh thư.
  • Giới luật: Các chủng giới luật.
  • Uy nghi: Trai tiếu khoa nghi.
  • Phương pháp: Phương pháp tu luyện, thiết đàn tế tự
  • Chúng thuật: Luyện đan, ngũ hành biến hóa, sổ thuật
  • Ký truyền: Thần tiên truyền ký, bi minh, đạo quán đẳng chỉ thư
  • Tán tụng: Kinh thư tụng tướng thần linh, bộ hư từ, bảo cáo
  • Chương biểu: chương biểu phục vụ cho tế tự

 

 NỘI DUNG TAM ĐỘNG KINH VĂN

Tam động gồm: Động chân, Động huyền, Động thần hay còn gọi là “Tam động kinh văn” hay “Tam động kinh thư”. Tam động chính là nói lên nguồn gốc của Đạo giáo thông qua các bộ kinh tạng phân chia ra khác nhau, xong đều thể hiện đầy đủ ý nghĩa “Đạo giáo tam động tông nguyên” cùng một gốc đạo. Nôi dung tam động kinh văn cũng chính là thể hiện gốc của tam bảo (Đạo bảo – Kinh bảo – Sư bảo) và Tam Thanh ( Ngọc Thanh – Thượng Thanh – Thái Thanh). Cũng chính vì sự phân chia tam động như vậy mà sau này đạo giáo từ đó mà chia ra các hệ phái khác nhau, song tựu cho cùng vẫn đều chung gốc Đạo.

[1] Đại La Quán tổ chức biên dịch

[2] Trương Quan Phòng-Tự Duẫn Phương, là đạo sỹ thi đỗ tiến sỹ, làm đến chức Thượng Thư bộ Lễ, tác giả cuốn “Vân cấp vấn thiên”.

 

[3] Phân loại kinh văn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *