Thứ ba, 19/03/03,2024 02:09 UTC +7
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ   Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
TAOISM RESEARCH ASSOCIATION OF VIETNAM
Quay lại trang chủ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐẠO SĨ HAI PHÁI ĐẠO GIÁO CHÍNH NHẤT VÀ TOÀN CHÂN

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐẠO SĨ HAI PHÁI ĐẠO GIÁO

CHÍNH NHẤT VÀ TOÀN CHÂN

 

Đại La Quán 

ĐạoĐạo giáo có nhiều trường phái khác nhau. Song chủ yếu chia làm hai phái, Chính nhất phái và Toàn chân phái.

Chính Nhất Phái. Đạo sĩ có thể đến cung quán, có thể ở nhà tu hành, có thể cưới vợ thành gia lập nghiệp, ăn mặn, uống rượu,…; Nhính nhất phái đạo sĩ chủ yếu lấy phù chú, trai tiếu, cầu phúc tiêu tai, giáng tà trừ quỷ, siêu độ nhân sinh,… làm hoạt động nghi lễ tôn giáo chính. “Chính nhất” ngụ ý “chính trị tà, nhất dĩ thống vạn”, “chân nhất bất nhị“.

Toàn Chân Phái. Muốn trở thành Đạo sĩ, yêu cầu phải xuất gia cư quan tu hành (ở tại cung quán), không cưới vợ, không ăn mặn, không uống rượu, lấy mục đích “tam giáo viên thông“, “thức tâm kiến tính“, “độc toàn kỳ chân” làm tông chỉ tu luyện, luôn giữ danh phận  là “Toàn chân”; Chủ đề tu luyện của Toàn chân phái là: thanh tĩnh vô vi, khứ tình khứ dục, tu tâm dưỡng tính, dưỡng khí luyện đan, cần mẫn, nhẫn nhục nội tu “chân công”, lấy truyền đạo tế thế độ nhân làm ngoại tu “chân hành”, công hành lưỡng toàn, chứng thánh thành chân, gọi là “Toàn chân”.

Quy y Đạo giáo trở thành Đạo sĩ của hai phái Toàn chân phái hoặc Chính Nhất phái, có những điểm tương đồng. Sau khi quy y cùng các hình thức nối tiếp khác do Tổ đình quy đinh, lúc này mới chính thức trở thành Đạo sĩ, hoặc xưng đạo giáo cư sĩ, tín sĩ. Sau khi quy y, vẫn có thể theo đuổi ước mơ, sự nghiệp lập gia, lập nghiệp,…Đương nhiên, Toàn Chân phái và Chính Nhất phái đều có sự phân biệt. Đối với Đạo sĩ Chính Nhất phái có thể ở cung quán, tự miếu, đạo quán,… cũng có thể tu hành tại nhà, có thể cưới vợ thành gia lập nghiệp,…Riêng đối với Đạo sĩ Toàn chân thì không được.

Muốn làm Đạo sĩ, trở thành Đạo sĩ bất luận Toàn chân phái hay   Chính nhất phái, việc cải đạo quy y là bước đầu tiên.

Việc cải đạo quy y, ban đầu mới chỉ là cư sĩ đạo giáo, cũng chính là tín đồ, và  không phải đạo sĩ.  Có rất nhiều người hỏi quy y cải đạo có nghĩa là gì? Chúng tôi xin giới thiệu sơ bộ như sau:

Quy y, cải đạo tức là thay đổi tôn giáo, từ thân phận không theo tôn giáo nào, hoặc đang theo tôn giáo nào đó. Lúc này, do sự cảm mến, hoặc có tiên duyên, nghiệp duyên với đại đạo mà muốn đi theo tìm hiểu, nghiên cứu và mong muốn được dựa dẫm, giúp đỡ, giải thoát trước mọi khổ ải, muốn thay đổi số mệnh “Thiên mệnh”,…mà người bình thường mong muốn được các vị Đạo sĩ tư vấn, giúp đỡ hoặc cậy nhờ Thần tiên trợ giúp, phù hộ để cho số phận, thân mệnh trở nên có sự thay đổi tốt đẹp hơn, lúc này phạm nhân sẽ đến cung quán, đạo quán nơi tu hành của các vị Đạo sĩ Đạo giáo mong muốn được cải đạo quy y.

Lúc này, căn cứ vào nguyện vọng, và thực trạng của phàm nhân, các vị Đạo sĩ tại Đạo quán có thể tuỳ tình hình mà tiếp nhận cho quy y. Hoạt động quy y hiện nay của Đạo giáo thường diễn ra trong khoảng thời gian 03 năm (thường gọi là nhập quan tập sự). Sau thời gian 03 nhập quan cải đạo quy y, phàm nhân lúc này được gọi là cư sĩ, tín sĩ, học sĩ (nếu học tập một số pháp môn huyền môn), nếu thấy rằng có tiên duyên muốn dấn thân đóng góp công sức, toàn tâm, toàn chí, toàn ý, toàn thần nguyện lòng hưng đạo, học đạo pháp cứu vớt phổ độ chúng sinh, cư sĩ sẽ đề đạt nguyện vọng, thỉnh ý sư phụ mong muốn chính thức nhập quan, bái sư tu đạo. Lúc này, sau khi được sư phụ đồng ý chấp nhận cho nhập quan, nhận làm đệ tử, trải qua quá trình học tập, truyền độ, thăng lục,… lúc ấy chính thức trở thành Đạo sĩ, khi ấy mới chân chính có tên trên thượng giới kinh sư, được thần tiên, tổ sư gia trì phù hộ.

Quy y, cải đạo cần phải tuân thủ và thực hiện nghiêm cẩn “Tam quy y”. Đó là:

Đệ nhất quy Thân. Tức là quy y Thái Thượng Vô Cực Đại Đạo. Vĩnh thoát luân hồi, cố viết đạo bảo.

Đệ nhị quy Thần. Tức là quy y tam thập lục bộ tôn kinh. Đắc văn chính pháp, cố viết kinh bảo.

Đệ tam quy mệnh. Tức là quy y Huyền Trung Đại Pháp Sư. Bất lạc tà kiến, cố viết sư bảo.

Tiếp theo, Chính nhất và Toàn chân từ sau khi cải đạo, sự khác biệt cũng dần dần hiện ra. Cụ thể như sau:

Chính nhất phái sau khi quy y cải đạo, muốn tiến gần hơn một bước để trở thành đạo sĩ, liền phải truyền độ. Tổ sư thiết giáo truyền độ, tất có bí mật truyền độ. Long Hổ Sơn Tự Hán Thiên Sư Phủ truyền độ điệp văn viết rõ ràng: “phàm là tu sĩ, nên lấy tổ sư danh hạ truyền độ, dùng hoằng đạo tuyên hóa, tế thế lợi nhân, cải đạo hành trì. Như vậy, có thể thấy được độ truyền rất quan trọng. Truyền độ từ xưa đến nay trở thành dấu hiệu chính thức nhập đạo tu hành của đệ tử Chính Nhất phái. Sau khi truyền độ, mới ban cho tam sơn tích huyết pháp danh, kinh danh, pháp khí.

Sau khi truyền độ xong, tiếp đến thụ sắc.

Đạo giáo thụ nhận pháp lục, từ khi thái thượng dĩ hàng, tổ thiên sư sáng lập giáo tới nay, tức là truyền thống thành Đạo giáo. Sau khi thụ sắc, mới có thể được xưng là pháp sư, đạo sĩ, mới chân chính ở thượng giới có một chỗ, có tên tuổi sổ bộ thiên giới, mới có binh tướng, thần tiên hộ vệ, đăng đàn hành pháp. Đệ tử truyền độ chưa được thụ sắc, chỉ có thể mượn danh sư phụ hành pháp, đương nhiên điều kiện tiên quyết là sư phụ phải dạy qua và đồng ý cho tham gia hành pháp, tế thế độ dân,…

Đạo giáo truyền độ có hệ thống truyền thừa tông pháp hết sức đặc biệt. 

Một là, có chứng thư quy y, pháp lục của đạo sĩ làm bằng chứng, sau khi được truyền độ, thụ lục mới có thần chức đạo vị, mới có thể triệu hoán thần binh tướng lại hộ pháp hiển linh trong quá trình khai đàn, hành pháp để tế thế, độ dân;

Hai là sau khi đạo sĩ được truyền độ, thụ lục, khu vũ hóa, thăng tiên, có thể dựa vào công đức, thành quả mà lục vị đăng tiên, được ban cho tiên chức, miễn trừ nỗi khổ địa ngục minh phủ.

Ý nghĩa của việc cải đạo quy y và quá trình truyền độ, thụ lục Đạo sĩ của Chính Nhất phái

Nhất thị pháp thiên địa, kính tổ tông, (tuân theo trời đất, kính trọng tổ tiên)

Nhị thị minh sư thừa, quy tam bảo (Nghe theo lời dạy của minh sư, quy y tam bảo: Đạo – Kinh – Sư)

Tam thị thụ giới luật, phát thệ nguyện (Tuân thủ giới luật),

Tứ thị ban pháp chức,tuyên giáo hóa. (được ban cho phẩm chức, truyền bá đại đạo).

Thụ lục pháp đàn lại có “Lục đàn tam đại sư cùng “Hộ đàn lục đại sư, theo thứ tự là:

  1. Lục Đàn Tam Đại Sư: truyền độ đại sư, giám độ đại sư, bảo cử đại sư.

Hộ Đàn Lục Đại Sư: hộ pháp đại sư, hộ kinh đại sư, hộ lục đại sư, hộ giới đại sư, hộ đàn đại sư, hộ đạo đại sư.

Đối với Chính nhất phái. Hiện tại mà Thiên Sư Phủ truyền độ pháp luc có mấy phẩm cấp sau:

(1) Sơ thụ. Lần đầu tiên trao “Thái Thượng Tam Ngũ Đô Công Kinh Lục”, là chính lục phẩm, thất phẩm hàm.

(2) Thăng thụ. Lần 2 là thăng chức “Chính Nhất Minh Uy Kinh Lục, là chính tứ phẩm, ngũ phẩm hàm.

(3) Gia thụ. Lần 3 thăng lên “Thượng Thanh Ngũ Lôi Kinh Lục“, là chính tam phẩm hàm.

(4) Gia thăngThượng Thanh Tam Động Ngũ Lôi Kinh Lục“, làm chính nhị phẩm hàm.

(5) Tấn thăng “Thượng Thanh Đại Động Kinh Lục“, làm chính nhất phẩm hàm.

Ngoài ra, quy định người được thăng chức và thăng lục, phải dựa vào đạo đức, công đức, vị trí, giai cấp,… mà được thăng cấp, theo quy định truyền thống, mỗi ba năm có thể thăng cấp một cấp, nếu không có công đức không được thăng chức, nhưng công đức siêu quần, hoặc người có cống hiến đặc biệt cho xã hội, có thể phá cách thăng chức. vọng dục thăng thiên, ngược lại bị trời tru đất diệt, trời căm đất giận. Thần tiên, trời đất sẽ giáng hoạ, giáng tội từ trực tiếp đến gián tiếp, từ bản thân đến dòng họ, tổ tiên, hương linh tổ tiên đã mất cùng phải chịu tội thay, vĩnh viễn không được siêu thoát.

Đoạn trích đoạn kinh văn sau đây có thể minh họa đầy đủ tầm quan trọng của việc truyền độ, thụ lục:

“Tam Động Tu Đạo Nghi” nói: Thụ chính nhất lục hậu, phương khả dĩ vi nhân chương tiếu”. Nghĩa là, Sau khi thụ lục, mới có thể vì người mà dâng chương tiến biểu, làm trai tiếu, khoa nghi“. Bởi vì chỉ có phải chịu đắc thụ pháp lục, thụ pháp y, mới có thể có danh phận đăng thiên tào, mới có đạo vị thần chức. Chính thức trở thành đạo sĩ, mới có thể dùng tấu thư, tấu lên Thiên đình, mới có thể được thần linh che chở. Ngược lại lập đàn, hành pháp, lập chương, tiến biểu sẽ không có hiệu quả, mà lại còn làm hao tổn âm đức, phá hoại nguyên thần, khiến lục thân, con, cháu, dòng họ, tổ tiên trở nên điêu đứng, hoạn nạn, người sống gặp tai hoạ, người chết không được siêu thoát, tội nghiệt con cháu phải mang gánh đến ba đời chưa hết. Cho nên phàm là Đạo sĩ chủ trì trai tinh, trước tiên hành pháp phải cầu thụ pháp lục, lấy chính đạo vị mà thi hành, chớ nên khinh xuất, ảo mị mà chuốc gánh đại hoạ.

Sách kinh “Chính Nhất Văn Khoa Giới Phẩm” giải thích: Tổng thống thiên địa nhất thiết thần quỷ, tru phục tà ma, trảm diệt yêu tinh, chinh linh triệu khí, chế ngự sơn xuyên, địch đãng khí uế, chương tấu truyền dịch, đạt thông thần tiên, mạc tiên hồ chính nhất.

Nghĩa là: thống nhất thiên địa tất cả thần quỷ, tru phục tà ma, chém diệt yêu tinh, chinh linh triệu khí, chế ngự sơn xuyên, đãng trừ uế khí, lập chương viết biểu, đạt thông thần tiên, là việc đầu tiên của đạo sĩBởi vì sau khi được truyền độ thụ lục, trời đất thần minh sẽ phân bổ cho người nhận được truyền độ thụ lục có thần tướng hộ thân, tướng soái, hiệp trợ đạo sĩ chủ trì trai tiếu, trảm yêu trừ tà, kéo dài sinh linh, cứu tế nhân ách. Khi chưa được nhận chức vụ, thì không có quyền sai thần dịch quỷ.

Tóm lại: Để trở thành một đạo sĩ chân chính thực sự, dù là Chính Nhất phái, Toàn Chân phái,… bắt buộc đều phải trải qua: Quy y, truyền độ thụ lúc, có quan cân, pháp y, pháp khí, kinh văn,….

Muốn trở thành Đạo sĩ,  trước tiên phải xuất lực khổ hạnh trong Đạo quán, tự miếu, bồi dưỡng công hạnh, còn gọi là “hành” (tập sự). Sau khi quan cân bái sư, mới có thể trở thành đạo sĩ chính thức, được ban điệp văn, pháp khí, kinh văn. Các nghi lễ như vậy chỉ được tổ chức tại Đạo quán Đạo giáo. Tuy rằng, mỗi trường phái, Đạo quán tuân theo một quy tắc riêng. Song tựu chung lại những người mới cải đạo quy y cần thiết phải làm việc chăm chỉ trong đạo quán trong ba năm, nếu không vi phạm pháp môn, có thể được xem xét bái sư chính thức nhập đạo, truyền độ thụ lục để trở thành Đạo sĩ chính thức.

Hiện nay, việc quy y, truyền độ, bái sư để trở thành Đạo sĩ tuy mỗi phái có cách thức khác nhau, song tựu chung lại pháp điển thì không khác nhau là mấy.

Ở Việt Nam hiện nay, do Đạo giáo chưa phải là tôn giáo chính thức, chỗ đứng của Đạo giáo tuy rằng đã có tới hàng ngàn năm lịch sử trong dòng chảy tôn giáo của dân tộc, hầu hết người Việt đều chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc và triệt để các lý luận của Đạo giáo trong đời sống vật chất, tinh thần (Lịch sử tư tưởng, triết học, chính trị, khoa học kỹ nghệ, văn hoá nghệ thuật, tín ngưỡng, huyền học (Tử vi, tướng số, địa lý, trạch nhật cát hung, âm dương, ngũ hành,…). Tuy nhiên, người Việt lại hoàn toàn không nhận thức và phân định được là của Đạo giáo. Hơn nữa, do Đạo sĩ và Đạo giáo hiện nay ở Việt Nam thường rất ít, hoặc bị lầm tưởng với các loại hình tín ngưỡng dân gian, tôn giáo ngoại lai khác nên chưa có một nơi đáng tin cậy để có thể giúp phàm nhân biết đến, tìm hiểu tới Đạo giáo

Tại Việt Nam hiện nay, Đại La Quán – Tổ đình Đạo giáo Chính Nhất Phái Long Hổ Sơn có lẽ là một trong số ít ỏi Đạo quán có Đạo sĩ tu hành và thuộc chính phái, có số lượng Đạo sĩ quy y và được truyền độ thụ lục chính tông nhât, song vì số lượng đạo sĩ còn hạn chế, điều kiện hành pháp xiển đạo còn thiếu thốn,…nên chưa thực sự để nhiều người biết đến.

Chúng tôi tin tưởng rằng, trong một tương lai không xa, Đạo giáo sẽ trở lại và có vị trí nhất định vốn có trong dòng chảy chủ lưu của lịch sử tôn giáo dân tộc Việt – Đạo giáo thần tiên Việt Nam.

Đạo trưởng. Nguyễn Tử Kính

Trụ trì Đại La Quán

 

Có 1 bình luận trong bài “SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐẠO SĨ HAI PHÁI ĐẠO GIÁO CHÍNH NHẤT VÀ TOÀN CHÂN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *