Thứ ba, 19/03/03,2024 04:52 UTC +7
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ   Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ Hiệp hội nghiên cứu Đạo giáo Việt Nam
TAOISM RESEARCH ASSOCIATION OF VIETNAM
Quay lại trang chủ

LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG CỦA CHẾ ĐỘ THỤ LỤC ĐẠO GIÁO CHÍNH NHẤT PHÁI

LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG

CỦA CHẾ ĐỘ THỤ LỤC ĐẠO GIÁO CHÍNH NHẤT PHÁI

Trương Kim Đào[*]

Đạo giáo Chính Nhất phái có một lịch sử lâu dài, với hệ thống nghi thức phức tạp, mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tôn giáo với nhiều chức năng và vai trò khác nhau,…Con người ngày nay hoặc có thể không hiểu. Tác giả bởi vì xuất thân từ Thiên sư thế gia, thuở nhỏ thường nghe mẫu thân kể lại một ít truyền thống Đạo giáo, hơn nữa gần 30 năm qua vẫn chuyên tâm truyền thừa Đạo giáo, đối với chính phái truyền đạo có chút nghiên cứu và tâm đắc, cho nên viết vài lời nuốn nói tới độc giả, hy vọng “dĩ kì phao chuyên dẫn ngọc” [bới gạch vụn để tìm ngọc. dịch theo ý ND]

Lịch sử Thụ lục của Đạo giáo Chính nhất phái

Người ta thường cho rằng, Chính Nhất phái thụ lục bắt đầu từ đời thứ tư Trương Thịnh vào cuối thời nhà Hán. Trương Thịnh từ Hán Trung trở về Long Hổ Sơn, “tu trị tổ Thiên sư huyền đàn tập trung phép tu đan đạo, để yên gia đình. Mỗi năm lấy 3 ngày Tam nguyên đăng đàn truyền lục, bốn phương học giả hơn một ngàn người theo học, tất nhiên là tự khai khoa phạm cho người học bình thường. Minh Hồ Ứng Lân trong sách “Thiếu Bảo Sơn Phòng Bút Tùng Ngọc Hồ Đề Lãm” cũng nói: “Hán đệ nhất Thiên sư Trương Đạo Lăng là huyền giáo tông, kế sau thời Trương Lỗ Tam Quốc ở Hán Trung. Con trai là Thịnh, được nhà Ngụy phong Đô Đình Hầu, trao trả lại Long Hổ Sơn, thăng đàn thụ lục”. Nếu xét về lịch sử, đạo sư có nguồn gốc xuất phát hoặc có thể truy trở lại từ tổ Thiên sư Trương Đạo Lăng và hệ sư Trương Lỗ. Trương Đạo Lăng ở Hạc Minh Sơn, “tinh tư luyện chí, làm đạo thư hai mươi bốn bài”, “chính nhất minh uy diệu kinh”, “chính nhất khoa thuật yếu đạo pháp văn” đều ở trong đó. “Chính Nhất Pháp Văn Kinh” có câu: “Đông Hán Hoàn Đế Vĩnh Thọ năm thứ hai (156), Trương Đạo Lăng “lấy Minh Uy Đô Công Chư Phẩm Kinh Thiến, Ngọc Sách, Kiếm Ấn Phó Tử Hành, cùng phu nhân Ung Thị thăng tiên mà đi, được năm trăm hai mươi ba tuổi”. Điều này chứng tỏ ngay từ khi Trương Đạo Lăng sáng lập giáo, Thiên sư kinh lục đã hình thành và có kinh lục ấn kiếm pháp khí tương trợ.

Hệ sư Trương Lỗ theo Hán Trung, thực hành hành chính giáo hợp nhất, lấy Ngũ Đấu Mễ Đạo làm giáo lý quản lý dân. Lỗ tự xưng là “Sư Quân”, đồ chúng gọi là “quỷ tốt”, lập “Đô giảng”, “tế tửu”. Trên thực tế là chế độ phân công chức cấp sớm của Đạo giáo. Mà loại chế độ này xác lập, tất nhiên phải có một bộ khoa nghi chương pháp, đây chính là hình thức ban đầu của Thiên Sư Đạo truyền độ.

      Cuối thời Nam Tống, Thiên sư đời thứ 35 Trương Khả Đại tự là Giáo. năm Gia Hi thứ 3 (1239) “Đề Cử Tam Sơn Phù Đề Kiêm Ngự Tiền Chư Cung Quan Giáo Môn Công Sự”. Lúc này Đạo giáo chính phái “tam sơn hợp nhất” bắt đầu từ đó. Đầu năm Nguyên Sơ, Thế Tổ Hốt Tất Liệt ca ngợi Thiên sư đời thứ 35 Trương Khả Đại “Bội Lục Tam Nguyên tiếng danh tám cực”. Lúc này lệnh cho Thiên sư đời thứ 36 Trương Tông Diễn “chủ lĩnh giang nam Đạo giáo, ban ngân ấn. những đàn ông làm đạo sĩ đều được chu cấp tiền bạc. Ngoài ra còn ban cho các chức tước trong hệ thống quan lại như “Lộ thiết đạo lục ti, châu thiết đạo chính ti, huyện thiết uy nghi ti,…”. Sau khi toàn bộ nhà Nguyên làm chủ trung nguyên 89 năm, đều ân sủng duy trì cho bảy đời Thiên Sư, đều ban cho chức quan nhị phẩm và hưởng bổng lộc triều đình (trong đó Thiên sư đời thứ 38 Trương Hòa Tài được ban kim ấn, thụ quan nhất phẩm), Lúc này Chính nhất Đạo quản lý tam sơn phù lục, được hưởng ân sủng, hưng vượng nhất thời Nguyên.

Đầu triều Minh, Thái Tổ Chu Nguyên Chương ban thưởng cho Thiên sư đời thứ 42 Trương Chính Thường “Vĩnh Chưởng Thiên Hạ Đạo Giáo  Sự”, sắc lệnh cho Lễ bộ cùng Đạo giáo  xây dựng hình thức khoa nghi, ban hành cho thiên hạ tuân theo. Lúc này đạo sĩ Tống Tông Chân, Triệu Duẫn Trung biên soạn thành “Đại Minh Huyền Giáo Lập Thành Trai Tiếu Nghi”, đối với chương pháp trai nghi truyền độ đã được chỉnh lý có hệ thống. Năm Hồng Vũ thứ 23 (1390), Bộ Lễ ra thượng dụ “nghiêm cấm làm giả phù”. Lúc đó, có câu “Phù thiên hạ, xuất thử nhất gia (long hổ sơn)”. Nghĩa là “Phù trong thiên hạ, chỉ có duy nhất ở Long Hổ Sơn”. Các đời Thiên sư từ đầu nhà Minh mặc dù chưởng quản mọi việc Đạo giáo trong thiên hạ, nhưng theo tư liệu lịch sử hiện có, chế độ đạo sĩ phong lục vẫn bị giới hạn do Chính Nhất phái thực hiện.

Đến thời Kim – Nguyên, lúc này Toàn Chân giáo do Vương Trùng Dương sáng lập vẫn thực hiện chế độ truyền lục theo Chính Nhất phái. Từ việc giảng đạo và truyền giáo, đều phải thực hiện theo Chính nhất, không được thêm bớt,..v.v.

Các nghi thức truyền độ như :“Tam Động Tu Đạo Nghi, Liệt Chính Nhất Minh Uy, Kim Cương Động Thần, Thái Thượng Cao Huyền, Thăng Huyền, Trung Minh, Tam Động, Thượng Thanh Đại Động”  tổng cộng tám mươi bốn giai phẩm, trong đó Chính Nhất Minh Uy Lục hai mươi bốn giai phẩm…đều theo cách “Thụ Lục Thứ Đệ Pháp Tín Nghi” ghi lại, chức vị thụ pháp lại lần lượt có: Chính Nhất Pháp Vị, Đạo Đức Pháp Vị, Động Thần Pháp Vị, Thăng Huyền Pháp Vị, Động Huyền Pháp Vị, Ngũ Phù Pháp Vị, Hà Đồ Pháp Vị, Động Chân Pháp Vị, Tất Đạo Pháp Vị. Tổng cộng chín cấp bậc, danh mục đa dạng, quy nghi phức tạp. Mà toàn chân đạo truyền giới thì thực hiện Sơ Chân Giới, Trung Cấp Giới, Thiên Tiên Giới do Khâu Xử Cơ chế định, gọi là “Tam Đàn Đại Giới”. Nhưng từ quan điểm giáo lý của Đạo giáo, việc giảng dạy là phù hợp với những ý tưởng giáo lý được thể hiện trong việc truyền giới.

Đời Thanh Càn Long, địa vị Thiên sư từ nhất phẩm sau bị giáng xuống ngũ phẩm, sau lại lên tam phẩm. Mặc dù vậy, để răn đe tín ngưỡng và phong tục tập quán truyền thống của người dân, nhà Thanh vẫn ban cho Thiên sư truyền thừa giáo, thêm ân đối với tam phẩm và “vĩnh viễn làm lệ – Vĩnh vi lệ”. Thiên sư đời thứ 53 nhà Thanh Trương Hồng Nhậm đã tiến hành cải cách quy nghi ban đầu được phong tặng, làm “Thiên Đàn Ngọc Cách“, xóa bỏ một số khoa nghi phức tạp, và ban hành “Lục Sinh Sơ Thụ” đầu tiên là  “Thái Thượng Tam Ngũ Đô Công Kinh Lục”, sau đến Thăng thụ “Thái Thượng Chính Nhất Minh Uy Kinh  Lục”, kế đến là Gia thụ “Thượng Thanh Ngũ Lôi Kinh Lục”, sau đến Gia thăng “Thượng Thanh Tam Động Ngũ Lôi Kinh Lục”, lại thêm “Thượng Thanh Đại Động Kinh Lục”. Đến cuối triều đại nhà Thanh, do sự lăng nhục của các cường quốc, tình hình chính trị trong nước hỗn loạn, vương triều nhà Thanh sụp đổ, việc thụ lục trên toàn quốc buộc phải bị gián đoạn. Đến thời kì Dân Quốc, “loạn nhiều hơn trị”, Đạo giáo  tiếp tục suy tàn.

Sau khi thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hệ thống Đạo giáo  chính thống đã không thể được khôi phục trong một thời gian dài. Vào tháng 10 năm 1991, lễ Thụ lục cho các đạo sĩ đài loan và ở nước ngoài lần đầu tiên được khôi phục kể từ khi thành lập được tổ chức tại Từ Hán Thiên Sư Phủ. Việc Thụ lục lần này về cơ bản dựa trên quy nghi của “Thiên Đàn Ngọc Cách”, do “Tam Đại Sư” (Truyền Độ Sư, Bảo Cử Sư, Giám Độ Sư) chủ trì, kéo dài trong ba ngày cũng đã gây được tiếng vang trong các cung quan đạo viện trong nước cũng như Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và khu vực Đông Nam Á. Sau đó, hàng năm từng lần thành định lệ, mở rộng ảnh hưởng của Tự Hán Thiên Sư Phủ với tư cách là Đạo Giáo Chính Nhất Phái Tổ Đình Long Hổ Sơn trong và ngoài nước, làm cho Thiên Sư Phủ cùng giới Đạo giáo hải ngoại thiết lập quan hệ hữu nghị giao lưu lâu dài, tốt đẹp.

Trong lễ Hạ Nguyên năm 1995, được sự chấp thuận của Cục Tôn Giáo Hội Đồng Nhà Nước, chính thống Đạo giáo Trung Quốc do Hiệp Hội Đạo Giáo  Trung Quốc tổ chức và Tự Hán Thiên Sư Phủ tổ chức lần đầu tiên khai đàn tổ chức lễ dâng hương truyền độ được tổ chức tại Phủ Thiên Sư. Hơn 200 đệ tử từ thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây, An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hà Nam, Cát Lâm, Cam Túc và Quý Châu đã tham gia đại lễ. Lần này hạnh điển, lấy đạo trưởng Hà Xán Nhiên phủ Thiên sư làm Truyền Độ Đại Sư, đạo trưởng Trần Liên Sanh – Thượng Hải làm Giám Độ Đại Sư, Mao Sơn Chu Niệm Hiếu Đạo Trưởng làm Đại Sư Bảo Cử. Các vị Trương Kế Vũ, Trương Kim Đào, Tiết Quế Nguyên, Lăng Tấn Minh, Thi Thư Bảo, Đổng Thúc Hòa và các đạo trưởng khác đảm nhiệm Hộ Lục Đại Sư, Hộ Pháp Đại Sư, Hộ Kinh Đại Sư, Hộ Đàn Đại Sư, Hộ Giới Đại Sư, Hộ Đạo Đại Sư. Sau đó, Đạo giáo chính phái truyền độ dần dần hướng tới thể chế hóa, bình thường hóa, chuẩn hóa. Tính đến năm 2014, các đệ tử ở nước ngoài đã thụ lục chính thống Đạo giáo  tổng cộng 24 lần, với hơn 4.600 đệ tử tham gia thụ lục, sự phân bố liên quan chủ yếu đến các khu vực Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan và một số quốc gia Đông Nam Á, cũng như Hoa Kỳ, Canada và các nước khác. Trung Quốc đại lục đã tổ chức tổng cộng bảy lần, khoảng 2.000 người được chứng thư thụ lục, liên quan đến các tỉnh trải dài từ một số tỉnh Giang Nam đến nhiều tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc Trung Quốc.

Còn tiếp……………….

[*] Trương Kim Đào. Phó chủ tịch Hiệp Hội Đạo Giáo Trung Quốc. Trụ trì Hán Từ Thiên Sư Phủ – Long Hổ Sơn

– Nguyễn Tử Kính (dịch chú). Trụ trì Đại La Quán. Ngọc Thanh Sơn (Núi Ngọc Thanh, Minh Tân, Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *